22/07/2013 07:17 GMT+7

Duyên nợ mùa hè

NGUYỄN THÁI HỌC(tỉnh ủy viên, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên)
NGUYỄN THÁI HỌC(tỉnh ủy viên, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên)

TT - Từ khi báo Tuổi Trẻ phát động cuộc thi viết Mùa hè xanh - nhân kỷ niệm 20 năm Chiến dịch tình nguyện hè năm 1994, con gái tôi 11 tuổi sáng nào cũng tìm đọc về Mùa hè xanh. Và con gái hỏi: “Bố ơi, sao bố không viết bài, bố mẹ cũng là chiến sĩ Mùa hè xanh cơ mà?”.

Khi còn là sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM, tôi rất ham thích tham gia hoạt động Đoàn và phong trào sinh viên của nhà trường. Ngày đó, chúng tôi tham gia các hoạt động như Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh, xóa mù chữ chống thất học... rất sôi nổi. Ngay tại khu vực Bình Triệu, hằng đêm chúng tôi vẫn duy trì đều đặn lớp học tình thương dành cho trẻ em lang thang cơ nhỡ. Rồi đến mùa mưa lũ ở miền Tây hay bão lụt ở miền Trung, sinh viên tình nguyện chúng tôi đến các chợ, các hộ dân để quyên góp cùng chia sẻ với đồng bào nghèo.

Tham gia chiến dịch Ánh sáng văn hóa hè 1994, địa bàn chúng tôi hoạt động là xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh - một vùng quê lúc ấy còn nghèo nhưng người dân nơi đây sống rất chan hòa tình cảm. Một tháng sống cùng người dân nơi đây, chúng tôi được coi như con em trong nhà. Những ngày đầu xa lạ, sau quen dần rồi nảy nở tình cảm... Tại đây, chúng tôi quen nhau và bốn năm sau cưới nhau là kết quả của câu chuyện mùa chiến dịch năm nào!

Ra trường về lại quê nhà Phú Yên làm cán bộ Đoàn, tôi vẫn gắn bó với phong trào khi được phân công phụ trách các đội hình trí thức trẻ tình nguyện, y bác sĩ trẻ tình nguyện. Mùa hè năm 2003, tôi bàn với anh em Tỉnh đoàn vào Thành đoàn TP.HCM xin “chi viện” sinh viên tình nguyện cho Phú Yên. Được Thành đoàn ủng hộ, từ đó những vùng quê nghèo của Phú Yên được đón nhận sinh viên tình nguyện đến từ TP.HCM vào những dịp hè. Với anh em cán bộ Đoàn chúng tôi, ngoài sự thành công chung của phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện, sự có mặt của sinh viên tình nguyện TP.HCM mang một ý nghĩa lớn lao, là sự khẳng định tính không giới hạn của những tấm lòng tình nguyện.

Thôi làm cán bộ Đoàn, tôi làm công tác Đảng ở một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Chính nơi đây cũng là địa bàn đón nhận sinh viên tình nguyện từ TP.HCM về giúp dân. Và trong những ngày hè sôi động ấy, bản thân tôi như được sống lại với phong trào sinh viên tình nguyện. Nhìn màu áo xanh của sinh viên tình nguyện, tôi nhớ làm sao những kỷ niệm mùa hè nơi miền quê Bình Lợi năm nào.

20 năm đã đi qua... Bây giờ tóc đã điểm bạc và không còn được gắn bó với phong trào sinh viên tình nguyện, nhưng mỗi khi nhắc đến Mùa hè xanh, cả gia đình tôi luôn dành một tình cảm đầy nâng niu trân trọng. Chính nơi đây chúng tôi gặp nhau và trở nên chồng vợ. Gia đình tôi có được như hôm nay cũng bắt đầu từ mùa hè tình nguyện và cả nhà chúng tôi gọi thường gọi là “duyên nợ mùa hè”!

Nhịp sống trẻ tiếp tục nhận bài dự thi “Ký ức một thời tình nguyện”. Do trục trặc hộp thư, bài vở xin gửi về địa chỉ [email protected].
GX773Y32.jpgPhóng to
NGUYỄN THÁI HỌC(tỉnh ủy viên, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp