13/08/2023 14:22 GMT+7

Đường ven sông từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn đứt đoạn vì 'chướng ngại' nào?

LÊ PHAN
và 1 tác giả khác

Đó là đoạn đường ven sông xuyên trung tâm TP.HCM, có pháp lý và hiện trạng rõ nét. Nhưng vì còn những "chướng ngại" nên chưa thể nối liền.

Một đoạn đường ven sông dài khoảng 4km ôm lấy sông Sài Gòn qua quận 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã cơ bản có hình hài nhưng lại đứt đoạn rất đáng tiếc. Có điểm chỉ cần xử lý đơn giản là phá đi bức tường gạch ngăn cách sẽ thông suốt nhưng lại chưa làm được.

Một đoạn đường ven sông dài khoảng 4km ôm lấy sông Sài Gòn qua quận 1, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã cơ bản có hình hài nhưng lại đứt đoạn rất đáng tiếc. Có điểm chỉ cần xử lý đơn giản là phá đi bức tường gạch ngăn cách sẽ thông suốt nhưng lại chưa làm được.

Chủ trương về con đường ven sông từ TP.HCM đi Bình Dương, Đồng Nai đã làm nức lòng người dân những ngày qua. Để có con đường ven sông liên tỉnh sẽ là câu chuyện lâu dài của TP.HCM và các địa phương.

Nhưng có một đoạn đường ven sông đã hiện hữu và cũng được mong chờ nhất chính là đoạn đường ven sông từ bến Bạch Đằng, qua cầu Ba Son, nối đến cầu Sài Gòn, dài khoảng 4km. Đây là tuyến đường trung tâm nhất của đô thị TP.HCM và sông Sài Gòn, đã cơ bản hình thành nhưng vẫn còn những "chướng ngại" làm đứt đoạn.

Người dân có thể hình dung chúng ta sẽ đi từ cầu Khánh Hội (nối quận 4 và quận 1) theo đường Tôn Đức Thắng đến chân cầu Ba Son và bị nghẽn tại khu cảng Ba Son cũ. Điểm nghẽn này kéo dài đến khu vực sân golf tại chân cầu Thủ Thiêm 1. Sau đó đoạn đường lại thông được đến bức tường ngăn cách giữa Saigon Pearl và Vinhomes.

Như vậy nếu thông được ba điểm nghẽn trên, TP.HCM gần như đã có một đoạn đường ven sông tuyệt đẹp.

Có được con đường này sẽ mở ra không gian giao thông mới kết nối với trung tâm thành phố. Và các bến tàu đã được quy hoạch dọc tuyến đường mới có cơ hội hình thành, tấp nập. Trả sông về đời sống "trên bến dưới thuyền" như những người yêu sông, yêu Sài Gòn - TP.HCM mong đợi.

Nghiên cứu thông suốt đường ven sông khu trung tâm TP.HCM

Mới đây thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đang chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải trong triển khai lập quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 khu công viên Bến Bạch Đằng (bao gồm định hướng phát triển giao thông, quy hoạch xây dựng không gian trên mặt đất và phát triển không gian ngầm).

Theo đó, lãnh đạo TP yêu cầu quá trình nghiên cứu cần đề xuất tương quan khu vực 2 bên bờ sông Sài Gòn giữa bến Bạch Đằng và quảng trường công viên bờ sông của khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Sắp xếp và đề xuất bổ sung chức năng của các bến thủy, bãi đậu xe, các tiện ích công cộng phù hợp. Hiện 2 sở này đang phối hợp thực hiện góp ý khâu ý tưởng, trong đó có ý tưởng về quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn đoạn từ cầu Ba Son đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tuyến đường ven sông Sài Gòn tuyệt đẹp nhưng chưa thể nối liền

Điểm nghẽn đầu tiên là bức tường ngăn cách giữa hai khu dân cư Saigon Pearl và Vinhomes. Bức tường cao khoảng 2,5m, hiện do chủ đầu tư dự án Saigon Pearl quản lý. Bức tường kéo dài từ bờ sông Sài Gòn vào sâu phía trong các dãy nhà cao tầng, xe cộ muốn qua lại hai khu dân cư buộc phải đánh vòng ra đường Nguyễn Hữu Cảnh, lộ trình khoảng 1km. Tại bức tường, hiện tại chỉ có một cánh cổng nhỏ rộng khoảng 1m, cao 2m được bố trí để phụ huynh dẫn bộ con em qua Trường phổ thông Song ngữ quốc tế (nằm bên khu Saigon Pearl).

Điểm nghẽn đầu tiên là bức tường ngăn cách giữa hai khu dân cư Saigon Pearl và Vinhomes. Bức tường cao khoảng 2,5m, hiện do chủ đầu tư dự án Saigon Pearl quản lý. Bức tường kéo dài từ bờ sông Sài Gòn vào sâu phía trong các dãy nhà cao tầng, xe cộ muốn qua lại hai khu dân cư buộc phải đánh vòng ra đường Nguyễn Hữu Cảnh, lộ trình khoảng 1km. Tại bức tường, hiện tại chỉ có một cánh cổng nhỏ rộng khoảng 1m, cao 2m được bố trí để phụ huynh dẫn bộ con em qua Trường phổ thông Song ngữ quốc tế (nằm bên khu Saigon Pearl).

Chỉ vì bức tường "oan trái" này mà một đoạn đường khá đẹp từ chân cầu Sài Gòn đến chân cầu Thủ Thiêm 1 bị đứt quãng. Thời điểm cuối năm 2022 khi cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh gặp sự cố, Công an TP.HCM có công văn gửi chủ tịch UBND TP.HCM về việc bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian sửa chữa cầu. Công an TP cho biết hai dự án nằm liền kề nhau, có chung một tuyến đường nội bộ ven sông Sài Gòn nhưng ngăn cách bởi bức tường.

Chỉ vì bức tường này mà một đoạn đường khá đẹp từ chân cầu Sài Gòn đến chân cầu Thủ Thiêm 1 bị đứt quãng. Thời điểm cuối năm 2022 khi cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh gặp sự cố, Công an TP.HCM có công văn gửi chủ tịch UBND TP.HCM về việc bảo đảm an toàn giao thông trong thời gian sửa chữa cầu. Công an TP cho biết hai dự án nằm liền kề nhau, có chung một tuyến đường nội bộ ven sông Sài Gòn nhưng ngăn cách bởi bức tường.

Chính chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Công an TP và UBND quận Bình Thạnh phối hợp với các sở ngành liên quan làm việc với chủ đầu tư dự án Vinhomes và dự án Sài Gòn Pearl về phương án tổ chức giao thông hiệu quả, tránh ùn tắc khu vực này trong thời gian sửa chữa cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Báo Tuổi Trẻ cũng đã có nhiều tin bài phản ánh, ghi nhận nguyện vọng của người dân nhưng đến nay bức tường này vẫn còn nguyên làm giao thông đứt quãng.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Công an TP và UBND quận Bình Thạnh phối hợp với các sở ngành liên quan làm việc với chủ đầu tư dự án Vinhomes và dự án Sài Gòn Pearl về phương án tổ chức giao thông hiệu quả, tránh ùn tắc khu vực này trong thời gian sửa chữa cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Báo Tuổi Trẻ cũng đã có nhiều tin bài phản ánh, ghi nhận nguyện vọng của người dân nhưng đến nay bức tường này vẫn còn nguyên làm giao thông đứt quãng.

Điểm nghẽn tiếp theo là từ cầu Thủ Thiêm 1, đoạn đường ven sông bị đứt đoạn bởi một số công trình và sân golf nằm bên phía tay trái hướng từ TP Thủ Đức về quận Bình Thạnh.

Điểm nghẽn tiếp theo là từ cầu Thủ Thiêm 1, đoạn đường ven sông bị đứt đoạn bởi một số công trình và sân golf nằm bên phía tay trái hướng từ TP Thủ Đức về quận Bình Thạnh.

Nhìn từ trên cao có thể thấy đoạn đường ven sông qua khu vực này gần như không có. Sân tập golf là hạng mục có diện tích lớn nhất và nằm sát ra bờ sông. Bên trong là đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn từ cầu Thủ Thiêm 1 đến cầu Thị Nghè 2.

Nhìn từ trên cao có thể thấy đoạn đường ven sông qua khu vực này gần như không có. Sân tập golf là hạng mục có diện tích lớn nhất và nằm sát ra bờ sông. Bên trong là đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn từ cầu Thủ Thiêm 1 đến cầu Thị Nghè 2.

Điểm nghẽn tiếp theo là khu vực từ công viên cảng Ba Son đến cầu Ba Son. Đoạn tiếp giáp rạch Thị Nghè đã có đường đi dọc khu dân cư Vinhomes Golden River.

Điểm nghẽn tiếp theo là khu vực từ công viên cảng Ba Son đến cầu Ba Son. Đoạn tiếp giáp rạch Thị Nghè đã có đường đi dọc khu dân cư Vinhomes Golden River.

Đoạn cuối tiếp giáp với khu vực cầu Ba Son hiện đang bị rào chắn và có công trình xây dựng. Khu vực này có một đoạn đường đất chạy dọc bờ sông. Nếu đoạn đường này được thông suốt có thể  nối vào đường Tôn Đức Thắng.

Đoạn cuối tiếp giáp với khu vực cầu Ba Son hiện đang bị rào chắn và có công trình xây dựng. Khu vực này có một đoạn đường đất chạy dọc bờ sông. Nếu đoạn đường này được thông suốt có thể nối vào đường Tôn Đức Thắng.

Theo bản vẽ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, phía dưới chân cầu Ba Son là con đường thông suốt nối từ cầu Khánh Hội, Bến Bạch Đằng đến các khu dân cư ven sông tại Ba Son. Tại đây, theo bản vẽ quy hoạch còn có cả một bến tàu để phục vụ giao thông thủy công cộng, bến đậu du thuyền.

Theo bản vẽ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, phía dưới chân cầu Ba Son là con đường thông suốt nối từ cầu Khánh Hội, Bến Bạch Đằng đến các khu dân cư ven sông tại Ba Son. Tại đây, theo bản vẽ quy hoạch còn có cả một bến tàu để phục vụ giao thông thủy công cộng, bến đậu du thuyền.

Khu vực bến Bạch Đằng nhìn từ trên cao với bến thủy phục vụ du lịch, công viên ven sông và đường Tôn Đức Thắng chạy dọc theo sông Sài Gòn. Hình ảnh bên phố, bên sông tuyệt đẹp đã thu hút được người dân và khách du lịch trong thời gian qua.

Khu vực bến Bạch Đằng nhìn từ trên cao với bến thủy phục vụ du lịch, công viên ven sông và đường Tôn Đức Thắng chạy dọc theo sông Sài Gòn. Hình ảnh bên phố, bên sông tuyệt đẹp đã thu hút được người dân và khách du lịch trong thời gian qua.

Flycam từ Mũi Đèn Đỏ đến Củ Chi, mơ con đường ôm lấy sông Sài GònFlycam từ Mũi Đèn Đỏ đến Củ Chi, mơ con đường ôm lấy sông Sài Gòn

TP.HCM là một trong ít đô thị có dòng sông (sông Sài Gòn) chảy dọc theo thành phố. Bên bờ sông này đã có nhiều điểm du lịch, văn hóa hình thành theo bề dày lịch sử. Nhưng rất tiếc, đến nay chúng ta vẫn chưa có một con đường ven sông hoàn chỉnh.

 

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp