Những ngọn núi loang lổ vết sạt lở tại cầu công vụ dẫn vào thủy điện Đăk Mi 2 - Ảnh: TẤN LỰC
Ngoài ra, xã này còn có 217 công nhân thủy điện Đăk Mi 2 bị mắc kẹt và gần 3.000 người dân (cùng với xã Phước Thành) bị cô lập, nguy cơ thiếu hụt lương thực, thực phẩm.
Từ trung tâm xã Phước Công theo đường ĐH 2 vào hiện trường công trình thủy điện Đắk Mi 2 chừng 5km nhưng phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận có hàng chục điểm sạt lở nặng không thể đi được.
Các các lực lượng muốn vào giải cứu công nhân phải tự mở đường đi qua những ngọn đồi dựng đứng. Nhiều điểm di chuyển cắt đường phải bám dây thừng.
Do đất đá sạt lở trong những ngày qua nên trên đường di chuyển lực lượng chức năng phải lội bùn đến đầu gối. Suốt đường đi, là cảnh tượng núi lở, đất đá sạt xuống dưới chân và những dòng sông, con suối đầy bùn đất.
Chưa bao giờ tình trạng sạt lở núi, lũ quét lại xảy ra tại đây với mật độ dày đặc như mùa mưa bão năm nay.
Dù đã rất cố gắng nhưng nhóm tìm kiếm và các phóng viên Tuổi Trẻ đành dừng chân tại cầu công vụ bắc qua sông Đăk Mi của công trình thủy điện Đăk Mi 2 và sau đó phải quay về vì sạt lở quá nặng.
Lũ ống qua đi để lại dấu tích trên đường ĐH 2 đoạn qua xã Phước Công - Ảnh: TẤN LỰC
Những nhà dân chênh vênh trước mặt sông chực chờ sạt lở bất cứ lúc nào - Ảnh: TẤN LỰC
Nữ phóng viên một kênh truyền hình trèo đèo theo đoàn tìm kiếm - Ảnh: TẤN LỰC
Vô số điểm sạt lở trên một đoạn đường ngắn chưa đầy 500m đi về hướng xã Phước Lộc - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG.
Cắt rừng, nhiều đoạn vực phải có dây bám mới di chuyển được - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Một điểm sạt lở nhiều đá lớn trên đường vào thủy điện - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Những điểm sạt lở như thế này là phổ biến dọc tuyến đường ĐH 2 dẫn vào xã Phước Lộc - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Nhóm tìm kiếm và phóng viên phải níu tay nhau men theo dốc đá dựng đứng - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Tiếp cận một khu vực có nhóm công nhân thủy điện Đăk Mi 2 - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận