31/10/2023 09:06 GMT+7

Đường sắt ơi, cố lên

Nếu những năm trước hàng không hút khách của đường sắt, đường bộ thì năm nay có lẽ mọi chuyện đang thay đổi.

Không chỉ vận chuyển hành khách, đường sắt Việt Nam đã gia nhập cuộc đua liên vận với các nước trong khu vực - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Không chỉ vận chuyển hành khách, đường sắt Việt Nam đã gia nhập cuộc đua liên vận với các nước trong khu vực - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Các hãng bay đang tứ bề khó khăn, trong khi đó ngành đường sắt lại ghi điểm khi làm mới lại chính mình và các tuyến đường cao tốc vươn dài đang tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt có lợi cho người tiêu dùng, nhất là dịp Tết 2024.

Sau nhiều năm lãng quên đầu tư hạ tầng, cùng dịch vụ lạc hậu, ngành đường sắt hụt hơi trong cạnh tranh với hàng không giá rẻ hay vận chuyển bằng ô tô.

Nhưng chẳng ai mãi là thỏ, cũng chẳng ai suốt đời là rùa. Ngành đường sắt đang xoay trở, tạo ra một hình ảnh mới. Mới đây nhất, đoàn tàu đi Hà Nội - Đà Nẵng đã được "đại phẫu" cả nội lẫn ngoại thất, không chỉ tăng tiện nghi mà cả thẩm mỹ để làm hài lòng du khách.

Không chỉ vận chuyển hành khách, đường sắt Việt Nam đã gia nhập cuộc đua liên vận với các nước trong khu vực... Từ Bình Dương, hàng triệu tấn hàng nông sản, hải sản tươi sống có thể chạy thẳng sang Trung Quốc bằng tàu hỏa.

Nếu lật ra các khiếm khuyết của ngành đường sắt, có thể kể ra những trang rất dài. Nhưng những đợt "thay da đổi thịt" này đáng được ghi nhận, đáng để mọi người có cùng suy nghĩ: "đường sắt ơi, cố lên!".

Vâng, bởi vì ít lâu nữa, chúng ta lại có hệ thống tàu mới - tàu cao tốc. Chúng ta cần phải thay đổi cung cách phục vụ, kinh doanh ngay từ bây giờ.

Cứ giả sử rằng ngành đường sắt không tự làm mới chính mình, cứ "ề à" như hàng chục năm trước, chắc chắn những đoạn cao tốc đang vươn dài trên khắp đất nước sẽ còn làm cho ngành đường sắt thêm khốn đốn, hình ảnh về đoàn tàu trong hành khách mãi u ám.

May mắn thay, mỗi hình thức vận tải đều có thế mạnh riêng và ngành đường sắt sau nhiều năm cũng đã giật mình thức dậy, biết chạy, biết xoay, biết phục vụ, dù rằng có thể khẳng định tất cả mới chỉ là bắt đầu.

Thế mới thấy rằng người tiêu dùng luôn sòng phẳng và cạnh tranh trong kinh tế thị trường luôn là bài học hữu ích cho tất cả các ngành, cho mọi doanh nghiệp và doanh nhân tham gia.

Trong cuộc cạnh tranh ấy, anh không cầu tiến, lắm khi sẽ trở thành kẻ thua trong cuộc đua giữa thỏ và rùa. Ngành hàng không từng và sẽ còn là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều hành khách.

Nhưng không, khi anh đứng lại - giảm số tàu bay, giảm chuyến bay, tăng hủy - hoãn chuyến, giá vé ngày càng xa tầm với của nhiều người bình dân, khi đó, người tiêu dùng sẽ lựa chọn hình thức vận chuyển khác.

Thực tế hiện nay hàng không cũng đang dần mất khách ở các chặng ngắn như TP.HCM - Cam Ranh, TP.HCM - Đà Lạt, Cần Thơ, Phan Thiết... khi đường cao tốc đã thông, di chuyển xe khách đã rút ngắn thời gian đáng kể, trong khi chi phí rẻ hơn.

Trên thế giới, như Ý, sự phát triển của mạng lưới tàu cao tốc khiến Alitalia, hãng hàng không lớn nhất Ý, phải đóng cửa.

Cần nhớ rằng, một thời biển Vũng Tàu là điểm hẹn của bao gia đình. Thế nhưng, khi những đoạn cao tốc được khai thác đã "vẽ" lại bản đồ du lịch. Bình Thuận, Ninh Thuận đã nhộn nhịp đón khách, trong khi Vũng Tàu phải chạy nước rút để giữ du khách...

Cuộc đua vận chuyển hành khách/hàng hóa còn khốc liệt. Đường sắt ơi, cố lên. Vâng, sự trở mình của ngành đường sắt dù còn quá khiêm tốn nhưng cũng là bài học để các hãng xe đò, hãng bay gấp rút làm mới mình để sớm trở lại với chất lượng tốt hơn, vừa túi tiền mọi người.

Mục tiêu lãi vài trăm triệu, đường sắt Sài Gòn, Hà Nội bất ngờ lãi kỷ lụcMục tiêu lãi vài trăm triệu, đường sắt Sài Gòn, Hà Nội bất ngờ lãi kỷ lục

Quý 3-2023, Công ty Đường sắt Sài Gòn đạt lợi nhuận sau thuế tăng gấp hơn hai lần cùng kỳ; còn Đường sắt Hà Nội tăng gấp ba lần.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp