27/10/2018 09:29 GMT+7

'Dường như tinh giản, sáp nhập nhiều được coi là thành tích'

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TTO - Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng chủ trương cải cách hành chính, tinh giản biên chế là đúng đắn, nhưng khâu truyền thông thực hiện chưa chặt chẽ nên người dân chưa hiểu hết.

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) phát biểu sáng 27-10 - Nguồn: VTV

Phó trưởng đoàn ĐBQH Ninh Bình nêu quan điểm này tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội ở Quốc hội sáng 27-10. 

Tránh bị xuyên tạc

Ông Bùi Văn Phương phân tích: chi thường xuyên chiếm 70% trong ngân sách nhà nước và có tới 13 nội dung chi, bao gồm chi thường xuyên cho quốc phòng an ninh, giáo dục, y tế... Việc chi cho bộ máy nhà nước, đoàn thể và một số hội chỉ chiếm 10% trong số chi đó.

"Tuy nhiên chúng ta đang nói không đầy đủ về vấn đề tinh giản bộ máy, làm cho người dân nhận thức bộ máy hành chính đang là gánh nặng cho ngân sách", ông Phương cho biết.

Theo đại biểu Ninh Bình, nhà nước chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục chính là đang bao cấp cho người dân. Nếu không chi như vậy thì người dân phải đóng tiền học, khám bệnh như ở cơ sở tư nhân. Và chi đó là chi cho cả người dân chứ không phải chi riêng cho bộ máy. 

"Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo đầy đủ cho công tác truyền thông để người dân hiểu, tránh tình trạng khi bàn về bộ máy, tinh giản, cải cách, rồi bị thế lực thù địch xuyên tạc dẫn đến người dân nhận thức không đầy đủ", đại biểu Bùi Văn Phương nói

Tinh giản, sáp nhập đang "chạy theo"

Đề cập tiếp đến việc tinh giản bộ máy biên chế, đại biểu Bùi Văn Phương cho rằng trung uơng chỉ đạo rất cụ thể, thận trọng, có bước đi thích hợp, cái gì chưa rõ thì thí điểm, cái gì rõ làm ngay. 

"Nhưng tôi theo dõi trong quá trình thực hiện có phần lúng túng, nhận thức chưa đầy đủ. Mục tiêu là tinh giản bộ máy biên chế nhưng phải đảm bảo hiệu lực hiệu quả", ông Phương nói.

"Dường như đang có việc 'chạy theo', và dường như ai tinh giản, sáp nhập được nhiều thì coi đó là thành tích. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ, chúng ta đã có nhiều bài học về tách nhập".

Ông Phương đơn cử có trường tiểu học và trung học cơ sở đề nghị nhập với nhau để giảm quản lý, giảm kế toán, sử dụng chung giáo viên năng khiếu. 

"Nhưng chúng ta có nghĩ gì về hiệu quả khi nhập lại, khi hai trường tiểu học, trung học có nội dung học tập khác nhau. Như vậy phải nghĩ cách để giảm được các biên chế nhưng không  làm ảnh hưởng hiệu quả, không làm vội vàng", đại biểu Bùi Văn Phương nói. 

Tương tự, theo ông Phương, gần đây một số địa phương đưa sở nọ nhập sở kia, nhưng không biết dựa trên văn bản quy phạm nào, Chính phủ chưa có hướng dẫn thực hiện.

"Chúng ta phải làm theo định hướng của Đảng, thể chế hóa bằng luật pháp, thực hiện thống nhất thận trọng. Đề nghị Chính phủ quan tâm cái này", phó trưởng đoàn Ninh Bình nói.

Chi 86,7 cho lương, bộ máy, giáo dục đổi mới

TTO - Theo nghị quyết của Quốc hội, mỗi năm Chính phủ dành ra 20% tổng chi ngân sách cho ngành giáo dục. Số tiền này đã được sử dụng như thế nào?

VIỄN SỰ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp