14/01/2023 15:00 GMT+7

Đường ngược chiều của Coteccons

Trong buổi gặp gỡ cổ đông cuối năm 2021, ông Bolat Duisenov - chủ tịch HĐQT Coteccons đã chia sẻ con đường của Coteccons là con đường của kẻ mộng mơ, nhưng không hão huyền với mong muốn xây dựng một công ty phi thường.

Đường ngược chiều của Coteccons - Ảnh 1.

Trao quà Tết tại dự án CIS Lào Cai - Nguồn ảnh: Coteccons

Từ kẻ mộng mơ trong làng xây dựng

Nhìn vào thực trạng ngành xây dựng Việt Nam, tuy có nhiều vấn đề ở thời điểm hiện tại nhưng về lâu dài, đây vẫn là thị trường nhiều tiềm năng với tốc độ đô thị hóa cao.

Nhu cầu xây dựng và dư địa vẫn còn rất lớn, thị trường xây dựng dự kiến đạt 94,93 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng hơn 8% trong giai đoạn dự báo (2021-2026). Nhưng đi kèm với đó là mức độ cạnh tranh không hề nhỏ, nếu không muốn nói là khốc liệt.

Theo Hiệp hội các Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), cả nước có đến khoảng 2.000 doanh nghiệp xây dựng, với gần 10% trong số này có quy mô vốn 500-1.000 tỷ đồng. 

Xây dựng cũng là lĩnh vực chứng kiến tốc độ "trưởng thành" thần tốc của các doanh nghiệp. Một công ty mới thành lập có thể nhanh chóng tạo dựng tên tuổi trên thị trường, chỉ sau một vài dự án lớn.

Các nhà thầu Việt Nam nhìn chung đang chọn chiến lược cạnh tranh bằng giá. Một vị lãnh đạo của một công ty xây dựng đầu ngành đã từng phát biểu: "Sự cạnh tranh khốc liệt về giá giữa các công ty xây dựng đã khiến các nhà thầu trong nước đạt được mức lợi nhuận rất thấp giai đoạn 2018-2020".

Trong bối cảnh ấy, để giảm giá vốn nhưng cách mà coteccons lựa chọn để tạo ra đại dương xanh cho chính mình đó là tăng cường đầu tư.

Như thông tin mà công ty này đã công bố, 5 lĩnh vực được chú trọng đầu tư là mô hình kinh doanh, con người, chất lượng dịch vụ, truyền thông thông tin và chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. 

Đặc biệt trong lĩnh vực đa dạng hóa, với nền tảng tài chính vững mạnh, Coteccons liên tục công bố những mảng đầu tư và mở rộng ở lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, và mới đây nhất là bất động sản.

Một trong những điều ngược lối của công ty cũng thể hiện trong việc công bố, truyền thông thông tin, ban lãnh đạo của nhà thầu đã liên tục khẳng định thông điệp cam kết lành mạnh, trung thực hóa các báo cáo tài chính, minh bạch với cổ đông, khách hàng, và đối tác. 

Và có lẽ, chiến lược này đã đi đúng hướng với kết quả thắng thầu dự án nhà máy LEGO, khi sự minh bạch luôn là yếu tố tiên quyết hàng đầu đối với các dự án FDI.

Và những dự án ngoại này cũng là lối ra của ngành xây dựng khi các dự án trong nước đang có nhiều biến động và các dự án công cũng chưa được triển khai. Mục tiêu của Coteccons công bố đến năm 2025 là đạt doanh thu 3 tỷ USD và vốn hóa thị trường một tỷ USD.

Đường ngược chiều của Coteccons - Ảnh 2.

1.000 phần quà Tết đã được trao tận tay công nhân xây dựng tại dự án Vinhomes Grand Park, Quận 9

Đến đường ngược chiều trong ‘cơn bão’

Cuối năm 2022, thị trường xây dựng bước vào "cơn bão" không ai ngờ tới do ảnh hướng từ những biến động từ thị trường bất động sản. 

Giữa làn sóng dừng thi công hàng loạt, nhiều nhà thầu phải cho công nhân "về quê ăn Tết sớm" hoặc sa thải lao động, Coteccons bất ngờ triển khai dự án "Xây Tết" mang đến cái Tết ấm áp và tươm tất hơn cho 12.000 công nhân xây dựng từ các nhà thầu phụ, nhà cung cấp đang làm việc tại 60 công trường trên cả nước.

Sự kiện phát động dự án "Xây Tết" có sự đồng hành của báo điện tử Dân Trí. Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là: "Coteccons lấy đâu ra chi phí để thực hiện dự án tham vọng này, trong bối cảnh thị trường thiếu tích cực?", "Liệu sử dụng chi phí như thế này trong bối cảnh hiện tại có phải là điều hợp lý trong quản trị?".

Đại diện Coteccons chia sẻ thẳng thắn - đó là nhờ sự ủng hộ của đối tác, khách hàng. Thay vì gửi các phần quà như mọi năm, dịp Tết này, chúng tôi gửi đến đối tác, khách hàng của mình những lời cảm ơn vì họ đã cùng đồng hành để mang đến nhiều phần quà hơn dành cho những người công nhân xây dựng.

"Khi thị trường bị khó khăn, chúng ta nói nhiều về tác động đến doanh nghiệp bất động sản hay doanh nghiệp xây dựng, nhưng chính người công nhân xây dựng là lực lượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Phần đông trong số họ có cuộc sống không mấy dư dả và gần như không có dự phòng khi xảy ra khủng hoảng", ông Phạm Quân Lực - phó tổng giám đốc Công ty - chia sẻ về lý do triển khai chương trình xây Tết trong bối cảnh hiện tại.

Không chỉ "ngược dòng" trong lựa chọn thời điểm, dự án "Xây Tết" còn thể hiện sự khác biệt của Coteccons trong cách chọn đối tượng thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). 

Nhắc đến lực lượng công nhân, người ta thường đề cập đến công nhân của các lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày, chế biến gỗ... mà ít nhắc đến công nhân xây dựng.

Trong khi lực lượng này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu lao động Việt Nam, khoảng 13,5% trong tổng số 51,6 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên, cũng như có những đóng góp lớn cho xã hội.

Ngành xây dựng Việt Nam chủ yếu nhờ vào lực lượng thi công, chính là công nhân xây dựng. Lực lượng này có tay nghề thuộc nhóm cao hàng đầu thế giới, là những người có mặt trên những công trình cao nhất cũng như những hầm xây dựng sâu nhất. 

Những công trình kỳ vĩ hay hào nhoáng đến đâu cũng đều được trực tiếp tạo nên từ những đôi bàn tay ấy.

Họ chưa được ghi nhận xứng đáng và cũng chưa có tổ chức đoàn thể riêng bảo vệ quyền lợi của mình. Đây cũng là lý do Coteccons chọn "đi ngược chiều", không phải để tạo nét khác biệt cho chiến lược CSR mà chính là sự hỗ trợ thiết thực của doanh nghiệp để góp phần giải quyết những vấn đề mang tính bức thiết của xã hội.

Theo đó, dự án "Xây Tết" sẽ bao gồm những hoạt động cụ thể như tặng quà, cắt tóc miễn phí, tổ chức chuyến xe 0 đồng đưa công nhân về quê ăn Tết. 

Nhưng trên hết, dự án mong muốn lan tỏa thông điệp kêu gọi toàn xã hội quan tâm hơn đến lực lượng công nhân xây dựng, cải thiện điều kiện làm việc và chăm lo đời sống cho họ, chứ không dừng lại ở một dự án CSR.

Doanh nghiệp nói mất cả ngàn tỉ vì Sở Xây dựng TP.HCM "cứ rà đi soát lại"Doanh nghiệp nói mất cả ngàn tỉ vì Sở Xây dựng TP.HCM 'cứ rà đi soát lại'

Chủ đầu tư dự án căn hộ tại quận 7 (TP.HCM) cho rằng dự án đủ điều kiện để bán căn hộ song chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận thủ tục, khiến doanh nghiệp thiệt hại 1.052 tỉ đồng nên có đơn ‘cầu cứu’.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp