Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục Bạn đọc làm báo trích đăng các ý kiến tiêu biểu của bạn đọc.
- Đô thị đất chật, người đông, nhiều tuyến đường giao thông luôn quá tải. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước nên có chiến lược hạn chế phương tiện cá nhân, ưu tiên phát triển giao thông công cộng.
Theo tôi, cần hạn chế tối đa việc cho phép đậu xe, đỗ xe ở lòng đường, chỉ cho phép tạm dừng không quá 3 phút. Lòng đường phải được ưu tiên dành cho xe cộ lưu thông, lề đường phải dành cho người đi bộ, người khuyết tật sử dụng.
Đậu xe ở lòng đường chiếm diện tích làn đường xe máy, gây ách tắc, cản trở giao thông; gây trở ngại đến hoạt động ra vào giao dịch, mua bán của cửa hàng, hộ kinh doanh, đặc biệt là gây khó khăn cho hoạt động cứu nạn - cứu hộ khi nhà người dân xảy ra cháy nổ.
Ý kiến bạn đọc Tuấn Trần
- Mặt bằng thuê hơn 20 triệu đồng/tháng nhưng sáng sớm gặp phải một xe tải đậu trước cửa cả ngày thì thử ai chịu nổi không?
Có hôm anh kia đậu xe 4 chỗ trước cửa cả buổi đến 11h mới qua lấy xe, mình hỏi thì bảo uống cà phê quán bên kia đường. Uống bên kia đậu bên kia, đậu đây chi? Họ bảo ở đây không có biển cấm đậu và lên xe bỏ đi.
Đấy, thử các bạn thuê mặt bằng xem các bạn chịu được không? Ai ở cảnh này mới hiểu.
Ý kiến bạn đọc Thanh Bảo
- Tôi đề nghị quy định xe ô tô chỉ được đậu dưới lòng đường tối đa 15 phút. Xe đậu quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến chủ nhà và trật tự giao thông đô thị.
Điển hình là các tuyến đường nội ô thành phố Cần Thơ, đặc biệt là Xô Viết Nghệ Tĩnh, bờ kè... ngày nào cũng có xe đậu hai bên đường, 3 làn xe giờ còn có 1 làn giữa, nếu có 1 xe ô tô nữa là bít cả đường đi luôn.
Ý kiến bạn đọc Minh Trần
- Có thể hoạch định chưa kịp sự phát triển nên trước mắt cần sự ứng xử văn minh, thông cảm nhau.
Thời điểm này bạn có thể là chủ xe, thời điểm khác bạn có thể là chủ nhà. Chủ xe khi đậu thì chú ý không cản trở cửa ra vào, còn chủ nhà khi xe không cản trở việc ra vào thì cũng không nên gây khó dễ nhau.
Mình từng đậu xe cập hông nhà là bức tường kín cách rất xa cửa ra vào còn bị chủ nhà ra la mắng, hy vọng cuộc sống mọi người nhường nhau tí thì sẽ bình yên hơn.
Ý kiến bạn đọc Khương Võ
- Vấn đề không ở chỗ quy hoạch vì trong quy hoạch đã có quy định rất rõ rồi. Vấn đề ở đây là ý thức của mọi người trong xã hội.
Người sử dụng ô tô cá nhân tham gia giao thông là tuân thủ luật giao thông, nếu không sẽ bị phạt và họ cũng đã đóng lệ phí cầu đường bộ. Do vậy việc họ dừng đỗ đúng nơi quy định thì được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Còn những nhà mặt phố đã có các quy định về phạm vi và khoảng cách của chính quyền rồi. Chủ nhà mặt tiền là chủ thể cá nhân, quy định của Nhà nước (chính quyền) là tổng thể cho toàn xã hội, không thể lấy quyền lợi cá nhân để áp đặt cho mọi chủ thể trong xã hội được.
Ý kiến bạn đọc Bình
- Chẳng có gì là xung đột cả. Quy hoạch từ trước tới giờ thì đường đều có lề, có vỉa hè. Xây dựng nhà thì theo quy hoạch phải chừa vỉa hè theo lộ giới.
Xe đậu dưới đường và nhà thì cách nhau vỉa hè ở giữa. Nhà xây sát mặt đường thì đã vi phạm lấn chiếm vỉa hè.
Theo cá nhân tôi, xe đậu dưới lòng đường mà đường không cấm thì phải bảo vệ xe và lái xe thôi.
Ý kiến bạn đọc Tien Lam Minh
- Cần quy hoạch bãi đậu xe, đoạn đường được đậu, tạm dừng bao nhiêu phút. Khi mỗi nhà một ô tô thì khu dân cư cũ hay mới khó đáp ứng đủ. Nếu có mà chỗ đậu xe cách cửa hàng, nơi cần ghé mua vài phút cách xa 500m, 1.000m thì cũng xin bái luôn.
Mọi thứ cố gắng tương đối thôi và còn ý thức mỗi người nữa... Nhiều nước quầy hàng, chợ chỉ được mua bán từ cửa nhà, cổng chợ trở vào. Việt Nam thì vỉa hè, mặt đường là sân, là nơi bán hàng của họ. Đất đâu ra mà quy hoạch mỗi hộ 10m ngang để đậu xe. Và dù rộng 10-20m ngang họ vẫn đuổi.
Ý kiến bạn đọc Kim Anh
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận