27/02/2024 17:30 GMT+7

Được chấp nhận gia nhập, Thụy Điển sẽ mang điều gì đến NATO?

Sau hơn 2 năm chờ đợi để gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và hơn 200 năm không tham gia liên kết quân sự, Thụy Điển đã được tất cả các thành viên của NATO chấp nhận yêu cầu gia nhập.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson phát biểu trong cuộc họp báo ở Stockholm (Thụy Điển), sau khi Quốc hội Hungary phê chuẩn việc kết nạp Thụy Điển vào NATO hôm 26-2 - Ảnh: AFP

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson phát biểu trong cuộc họp báo ở Stockholm (Thụy Điển), sau khi Quốc hội Hungary phê chuẩn việc kết nạp Thụy Điển vào NATO hôm 26-2 - Ảnh: AFP

Báo Economic Times nhận định việc Thụy Điển gia nhập liên minh do Mỹ dẫn đầu đồng nghĩa với những thay đổi rõ rệt về cả quốc phòng của Thụy Điển, và cán cân địa chính trị trong khu vực.

Tại sao Thụy Điển quyết định gia nhập NATO?

Vào đầu thế kỷ 19, Thụy Điển đã áp dụng chính sách trung lập. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chính sách trung lập của Thụy Điển được sửa đổi thành chính sách không liên kết quân sự.

Dù nằm ngoài Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng Thụy Điển đã dần hình thành mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với liên minh này. Thụy Điển còn tham gia chương trình Đối tác vì hòa bình năm 1994, và sau đó là Hội đồng đối tác châu Âu - Đại Tây Dương (EAPC) năm 1997.

Tuy nhiên, đa số người Thụy Điển từ lâu đã phản đối việc trở thành thành viên chính thức của NATO. Điều này cũng được coi là điều cấm kỵ trong Đảng Dân chủ xã hội - đảng phái chính trị lớn nhất Thụy Điển.

Hồi năm 2021, cựu bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist thậm chí còn tuyên bố rằng ông có thể đảm bảo mình sẽ không bao giờ tham gia vào quá trình gia nhập NATO.

Thế nhưng, chỉ vài tháng sau, chiến sự Nga - Ukraine hồi năm 2022 đã dẫn đến sự thay đổi mạnh mẽ trong cả dư luận và giữa các đảng phái chính trị ở Thụy Điển.

Thụy Điển sẽ mang điều gì đến với NATO?

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, nước này đã cắt giảm đáng kể chi tiêu quốc phòng, chuyển trọng tâm quân sự sang các hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới.

Theo số liệu của Chính phủ Thụy Điển, chi tiêu quốc phòng năm 1990 chiếm 2,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng con số này đã giảm xuống còn 1,2% vào năm 2020.

Chi tiêu quốc phòng của Thụy Điển dần tăng trở lại sau khi Nga tuyên bố sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này hồi năm 2014.

Đến tháng 3-2022, tức sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Thụy Điển tuyên bố sẽ cố gắng tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP càng sớm càng tốt.

Hồi cuối năm ngoái, Chính phủ Thụy Điển cho biết chi tiêu quân sự sẽ vượt mục tiêu 2% vào năm 2024.

Quân đội Thụy Điển cũng có thể huy động khoảng 50.000 binh sĩ, một nửa trong số đó là quân dự bị khi kết hợp các nhánh khác nhau trong quân đội.

Lực lượng không quân của nước này sở hữu hơn 90 máy bay chiến đấu JAS 19 Gripen, Thụy Điển cũng có lực lượng hải quân Biển Baltic với một số tàu hộ tống và tàu ngầm.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson hồi tháng 1 cũng tuyên bố Thụy Điển sẵn sàng góp quân cho lực lượng NATO ở Latvia.

Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO cũng có nghĩa là khu vực Biển Baltic sẽ được bao quanh bởi các thành viên của liên minh này.

Cả Phần Lan và Thụy Điển đều nộp đơn xin gia nhập NATO cùng lúc vào ngày 18-5-2022, nhưng Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ lại đồng loạt phản đối Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này.

Phía Thổ Nhĩ Kỳ viện dẫn sự hỗ trợ của Thụy Điển đối với các nhóm ly khai người Kurd và các hạn chế về xuất khẩu vũ khí từ nước này là những lý do chính, khiến Thổ Nhĩ Kỳ dè dặt về việc chấp thuận cho Thụy Điển tham gia NATO.

Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban - một người theo chủ nghĩa cánh hữu, đồng thời là người đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với Nga - đã dẫn những chỉ trích từ các chính trị gia Thụy Điển về nền dân chủ Hungary, những lời nói làm tổn hại đến mối quan hệ giữa hai nước.

Từ đó dẫn đến việc các nhà lập pháp trong Đảng Fidesz cầm quyền của ông Orban không chấp thuận cho Thụy Điển “về chung một nhà”. Thế nhưng cuối cùng phía Budapest đành miễn cưỡng ủng hộ nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển.

Vượt ải cuối để vào NATO, Thủ tướng Thụy Điển nói Nga không thíchVượt ải cuối để vào NATO, Thủ tướng Thụy Điển nói Nga không thích

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho rằng Nga "không thích Thụy Điển trở thành thành viên NATO".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp