Nhưng đây lại là khởi đầu của một thói quen và hành vi nghiện ngập, đồng thời gây tác hại lớn đối với sức khỏe.
“Shisha không gây nghiện như ma túy, heroin nhưng có thể gây nghiện hành vi, là kiểu nghiện tụ tập, nghiện đàn đúm...” - bác sĩ Hiển nhận định.
Điều nguy hiểm hơn, theo bác sĩ Hiển, là shisha có hình thức hút tương tự ma túy đá nên có thể bị lợi dụng để hút ma túy đá. Hiện nay “dân chơi” có khuynh hướng pha trộn chất ma túy như muối tắm, cỏ Mỹ vào bình hút shisha để tăng “độ phê”.
Nói về những tác hại trực tiếp đến sức khỏe, bác sĩ Hiển khuyến cáo: “Các chất gây nghiện được sử dụng trá hình dưới dạng hút shisha có thể dẫn đến ảo giác (ảo khứu, ảo thị, ảo thanh), mất kiểm soát hành vi, rối loạn tâm thần. Nhiều người bị rối loạn tâm thần sau một thời gian sử dụng các chất ma túy trên”.
Ngoài ra, do shisha được sử dụng theo hình thức hút qua bộ lọc nên giới trẻ lầm tưởng là ít gây tác hại.
Trong khi đó, bác sĩ Hiển cho biết lượng nước dùng để lọc chỉ tạo một cảm giác an toàn giả tạo và không có tác dụng loại bỏ các chất độc hại.
Theo khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Ung thư Mỹ, một lượt hút shisha kéo dài một giờ thì lượng khói hít vào phổi gấp 100 - 200 lần hút một điếu thuốc lá. Lượng carbon monoxide và lượng nicotine cũng tăng tương ứng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận