28/09/2023 09:47 GMT+7

Đừng thấy khán giả đông mà tưởng cải lương sống!

Đó là lời cảm thán của nghệ sĩ Bạch Long trong tọa đàm "Vai trò của cải lương tuồng cổ TP.HCM từ 1975 đến nay" - do Hội Sân khấu TP.HCM tổ chức vào sáng 27-9.

Nghệ sĩ Bạch Long với tiết mục Bạch Đằng Giang trong live show kỷ niệm 55 năm nghiệp hát - Ảnh: LINH ĐOAN

Nghệ sĩ Bạch Long với tiết mục Bạch Đằng Giang trong live show kỷ niệm 55 năm nghiệp hát - Ảnh: LINH ĐOAN

Đoàn tuồng cổ Đồng Ấu Bạch Long hoạt động lại một năm qua tại Nhà hát Nón Lá (trong Cung văn hóa Lao động TP.HCM). Mỗi tháng đoàn có một suất diễn và hầu hết đều kín rạp.

Các đoàn cải lương tuồng cổ xã hội hóa khác như Huỳnh Long, Chí Linh - Vân Hà, Vũ Luân, Lê Nguyễn Trường Giang... ra vở nào cũng "cháy" vé.

Tuy nhiên, nghệ sĩ Bạch Long cho biết bán vé không hề đơn giản. Các nghệ sĩ bán nhờ mối quan hệ cá nhân, thậm chí còn phải năn nỉ khán giả mua. Ông nói: "Tập thì cực khổ cả tháng trời. Hát được một suất, suất sau là... ế. Nên dân cải lương giờ làm nghề là vì đam mê, muốn giữ nghề chứ cải lương vẫn đang rất khó khăn".

Ông bầu trẻ Lê Nguyễn Trường Giang cho biết một vở cải lương đầu tư ít nhất 200 triệu đồng, bán hết vé cũng chỉ thu chừng 160 triệu đồng.

"Vở nào tôi cũng phải bù lỗ khoảng 40 triệu đồng. Vì mê nên cứ phải làm vất vả bên ngoài để kiếm tiền dựng vở, chớ làm cải lương đâu có lời" - Trường Giang tâm sự.

Trước ý kiến tuồng Tàu lấn át tuồng Việt, Trường Giang cho biết nguyên nhân là khán giả vẫn chuộng tích Tàu cũ. Với tích Tàu, nghệ sĩ có thể bay bổng, hư cấu nhưng với tuồng sử Việt thì còn nhiều e ngại.

Bạch Long nói cải lương sử Việt người ta quen viết một chiều, ca ngợi anh hùng, nêu cao tinh thần chống xâm lăng, chưa dám đưa nhiều chi tiết lãng mạn làm cho vở sử sống động, hấp dẫn.

Tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc nói trong những kịch bản tích Tàu, nhân vật ở vở này là chính diện thì vở khác có thể là phản diện. Vì vậy, khi đụng vào kịch bản sử Việt, người ta dễ nản.

Đạo diễn Hoa Hạ cho rằng nếu không sớm định hướng thì tuồng tích Tàu có thể chiếm 100% sàn diễn.

"Chúng ta khó trách các đoàn xã hội hóa vì họ phải tự bươn chải. Nhiều em là hậu duệ của các đoàn Minh Tơ, Huỳnh Long rất tài năng và có đạo đức. Nếu muốn giữ bộ môn này, Nhà nước cần hỗ trợ để họ có thể duy trì và giữ nghề" - Hoa Hạ phân tích.

Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn cho biết sẽ đại diện 15 đơn vị xã hội hóa làm đơn kiến nghị gửi lên HĐND TP thông qua Hội Sân khấu TP.HCM. Theo ông, trước mắt cần hỗ trợ các đơn vị xã hội hóa làm vở sử Việt được giảm 50% giá thuê rạp, hoặc nếu được thì giảm hẳn 100%.

"Điều đó sẽ kích thích các đơn vị tìm kiếm và dựng tuồng sử Việt. Nó giúp các đoàn giảm đi phần nào gánh nặng làm vở, cảm thấy được Nhà nước quan tâm, động viên" - ông Tuấn đề xuất.

Nhắc vở "Thái hậu Dương Vân Nga" để hun đúc tình yêu cải lương cho sinh viênNhắc vở 'Thái hậu Dương Vân Nga' để hun đúc tình yêu cải lương cho sinh viên

Những tình cảm đối với vở cải lương 'Thái hậu Dương Vân Nga' của biên kịch Bình Bồng Bột được kể cho hàng trăm sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) trong chương trình 'Sáng tạo với chất Việt'.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp