11/06/2024 07:17 GMT+7

Dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng liệu có đảm bảo sức khỏe?

Rất nhiều bà nội trợ thường xuyên dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng khi cần đậy kín để làm nóng hay làm chín thực phẩm mà không gây mất nước. Cách này có an toàn không?

Màng bọc thực phẩm - Ảnh minh họa

Màng bọc thực phẩm - Ảnh minh họa

Sử dụng thế nào cho an toàn với sức khỏe?

Màng bọc thực phẩm là một sản phẩm sử dụng bảo quản thực phẩm sạch sẽ, tiện dụng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của gia đình. 

Màng bọc thực phẩm có thể sử dụng được trong điều kiện nhiệt độ thường, trong tủ lạnh, nhưng thực tế rất nhiều người còn tranh cãi nhau về việc có dùng được màng bọc thực phẩm để đậy kín làm nóng thức ăn khi quay lò vi sóng?

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Tuấn, giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết theo các chuyên gia đồ dùng gia đình thì màng bọc thực phẩm có thể sử dụng trong lò vi sóng, nhưng không phải loại nào cũng dùng được mà còn tùy thuộc vào chất liệu của sản phẩm. 

Người dùng nên chú ý những ký hiệu trên hộp màng bọc để biết sản phẩm đó có thể cho vào lò vi sóng không, vì màng bọc chất liệu khác nhau sẽ có công dụng khác nhau.

Hiện nay màng bọc trên thị trường được chia làm hai loại, loại thông thường chủ yếu được sử dụng để bảo quản thực phẩm, bọc thức ăn cất trong tủ lạnh; loại thứ hai là màng bọc lò vi sóng, có thể sử dụng trong lò vi sóng.

Loại màng bọc thông thường là màng bọc PE và PVC, được sử dụng để bảo quản rau, trái cây, thức ăn thừa. 

Hai loại màng này đều không chịu được nhiệt độ cao, chỉ có thể sử dụng để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, giúp giữ rau quả, thực phẩm được lâu hơn. Đặc biệt với loại màng bọc PVC, nếu bạn cho vào lò vi sóng, các chất độc có thể kết tủa, gây hại cho sức khỏe.

Còn màng bọc PMP và PVDC có thể sử dụng trong lò vi sóng. Cả hai loại màng này đều có thể chịu được nhiệt độ cao, khoảng từ 140 độ C tới 180 độ C. 

Sản phẩm thường được nhà sản xuất ghi chú rõ ràng "Có thể sử dụng trong lò vi sóng" trên nhãn mác ngoài bao bì. So với màng bọc thông thường thì hai loại màng bọc dùng trong lò vi sóng có giá thành cao hơn nhiều.

Vì vậy, để biết có nên dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng hay không, bạn hãy chú ý ký hiệu trên hộp hay bao bì sản phẩm. 

Nếu màng bọc thực phẩm trên bao bì sản phẩm không có bất kỳ thông tin nào về việc sử dụng trong lò vi sóng, hoặc có ghi rõ là không dùng được trong lò vi sóng thì người nội trợ tuyệt đối không sử dụng màng bọc này trong lò vi sóng dưới bất kỳ trường hợp nào.

Dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng đúng để tránh gây hại cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng đúng để tránh gây hại cho sức khỏe - Ảnh minh họa

Tránh sai lầm khi dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng

Theo ông Nguyễn Xuân Tuấn, khi hâm nóng thức ăn có dầu mỡ, để đảm bảo thức ăn không bị bắn tung tóe lên thành lò, bạn nên dùng màng bọc bao kín hộp/bát thay vì dùng nắp. Tuy nhiên, khoảng cách giữa màng và bề mặt thức ăn tối thiểu là 2,5cm nhằm đảm bảo màng bọc không bị vỡ, khi đồ ăn trong bát tăng tới nhiệt độ cao.

Ngoài ra, sau khi bọc thực phẩm, bạn nên dùng tăm chọc nhẹ một vài lỗ trên bề mặt màng bọc trước khi cho vào lò để làm bay hơi nước, tránh vỡ lớp màng bọc.

Do màng bọc thực phẩm có nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, gọn nhẹ, tiện lợi… nên nhu cầu sử dụng ngày một lớn nhưng có rất nhiều sai lầm khi sử dụng. Để giảm bớt những nguy hại khi sử dụng, bạn cần lưu ý:

- Không bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ: Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với chúng, thành phần hóa học trong màng bọc sẽ dễ dàng phản ứng với thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

- Tránh thực phẩm có môi trường axit, kiềm: Ngoài ra, không nên dùng bọc những thực phẩm ở môi trường axit, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết gây phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em trai.

- Không bọc sát vào thực phẩm: Màng bọc cần cách thực phẩm ít nhất 2,5cm vì nếu bọc trực tiếp, các chất có hại trong màng bọc có thể thôi nhiễm, thâm nhập vào thực phẩm, gây hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh rồi mới bọc bằng màng thực phẩm.

- Không dùng khi có mùi lạ: Sau khi mua về sử dụng, bạn cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ.

Ngay cả khi sử dụng màng bọc thực phẩm dùng được trong lò vi sóng để hâm nóng, nấu thức ăn trong lò thì bạn cũng không nên chế biến thức ăn có màng bọc trong lò quá lâu để tránh màng bọc nóng chảy, nhiễm vào thức ăn, gây hại cho sức khỏe.

Tuyệt đối không sử dụng màng bọc hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng đã bị mốc, có mùi lạ, quá hạn, không tái sử dụng màng bọc cũ.

Để giữ nguyên được chất lượng của màng bọc thực phẩm trong thời gian dài, bạn nên bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, thoáng mát, không đặt ở nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, màng bọc có thể bị biến chất, sinh ra độc tố có hại.

Khi chọn dùng màng bọc thực phẩm dùng được trong lò vi sóng, bạn nên sắm sản phẩm của hãng cung cấp và siêu thị, cửa hàng bán uy tín, không mua hàng không có nguồn gốc, xuất xứ, thông tin dùng được trong lò vi sóng đã bị chỉnh sửa qua.

Sinh viên làm màng bọc thực phẩm từ vỏ thanh long, chanh dâySinh viên làm màng bọc thực phẩm từ vỏ thanh long, chanh dây

Tận dụng vỏ trái cây, nhóm nữ sinh viên Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã làm ra màng bọc thực phẩm 100% nguyên liệu tự nhiên, có thể ăn được.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp