Những vấn đề này là bức xúc thực tiễn được cử tri, người dân phản hồi và đại biểu ghi nhận phản hồi nhiều lần, nhiều năm trở thành "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".
Tuy nhiên cách phản hồi của Bộ Tài chính trước đây về các vấn đề này thường cứng nhắc, dẫn quy định của luật, nghị định, thông tư và cho rằng việc áp dụng mức giảm trừ gia cảnh hay bắt buộc mua bảo hiểm là đúng, phù hợp với luật.
Bởi vậy nghịch lý xảy ra khi đại biểu cho rằng mức giảm trừ gia cảnh đã lạc hậu, hay không nên quy định về bắt buộc mua bảo hiểm xe máy… nhưng vấn đề vẫn mãi không được giải quyết.
Phản ánh, bàn bạc mãi nhưng không đưa được giải pháp vì "đúng quy định", "đúng luật".
Kỳ họp này, từ thực tiễn tắc nghẽn khi triển khai ba luật liên quan đến bất động sản (từ ngày 1-8-2024), cử tri lại kiến nghị lên Quốc hội xem có giám sát, ý kiến để khơi thông. Ba dự luật quan trọng được Quốc hội cho phép có hiệu lực trước năm tháng nhưng khi thực hiện lại gặp nhiều trúc trắc, chưa đạt kỳ vọng trở thành động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế, xã hội.
Cử tri và người dân, doanh nghiệp đòi hỏi cần sự giải trình cụ thể về nguyên nhân, trách nhiệm dẫn đến sự tắc nghẽn này. Đâu là nút thắt dẫn đến việc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của các bộ ngành, địa phương.
Vai trò của đại biểu thực hiện giám sát ở địa phương, lần này cần được thực hiện bằng trách nhiệm chất vấn cặn kẽ tại nghị trường.
Tổng Bí thư Tô Lâm khi phát biểu tại Quốc hội đã đề nghị đổi mới quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật. Bám sát thực tiễn, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp.
Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực; chủ động phát hiện và tháo gỡ nhanh nhất những "điểm nghẽn" có nguyên nhân từ các quy định của pháp luật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận