15/08/2013 09:16 GMT+7

Đừng kỳ thị người bệnh tâm thần

NHÓM PV TUỔI TRẺ
NHÓM PV TUỔI TRẺ

TT - ThS.BS Nguyễn Ngọc Quang, giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM, nhận định với tình hình khủng hoảng kinh tế, không riêng Việt Nam mà trên toàn cầu bệnh tâm thần chắc chắn tăng.

Kỳ 2:

a2gzhfk0.jpgPhóng to
Cần giúp đỡ người tâm thần đi lang thang - Ảnh: N.C.T.
GAKHiFhJ.jpgPhóng to
Bệnh viện sức khỏe tâm thần TP.HCM

Hiện nay trong số hơn 6 tỉ người trên thế giới, khoảng 450 triệu người có liên quan đến vấn đề tâm thần, trong đó 45 triệu người trầm cảm và diễn tiến nguy cơ tự sát có cả triệu người/ngày.

Thiếu nhân lực, thiếu kinh phí...

Ông La Đức Cương, giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 1, cho rằng nhận thức tầm quan trọng của vấn đề sức khỏe tâm thần được nâng lên rất nhiều nhưng vẫn cần tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, vấn đề này ta chưa làm được vì còn thiếu kinh phí. Một đặc điểm nữa của ngành tâm thần là thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, đặc biệt ở tuyến địa phương. Trung bình một tỉnh có hơn triệu dân, nhưng số bác sĩ chuyên khoa tâm thần chỉ tính trên đầu ngón tay. Bên cạnh đó là vấn đề phân bố nguồn nhân lực không đồng đều. Không phải tỉnh nào cũng có bệnh viện, khoa tâm thần. Những địa phương có bệnh viện chuyên khoa lớn lại chỉ tập trung ở các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam - trưởng phòng nghiệp vụ y Sở Y tế TP.HCM - khẳng định Tổ chức Y tế thế giới luôn xem bệnh tâm thần là bệnh lý quan trọng, Việt Nam cũng vậy. Nhưng dù có nhiều nỗ lực của ngành, mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân thành phố. Đơn cử, theo Tổ chức Y tế thế giới, số giường nội trú tâm thần trung bình có thể dao động ở mức 0,5-1,5/1.000 dân. Thế nhưng tại Việt Nam, nếu tính trên toàn quốc thì tỉ lệ giường trung bình là 0,19/1.000 dân (2010), riêng TP.HCM chỉ có 0,00007/1.000 dân.

Số bệnh nhân đang điều trị tại cộng đồng

Năm<?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Bệnh nhân tâm thần phân liệt

Bệnh nhân động kinh

2012

5.025

4.824

6 tháng đầu năm 2013

5.006

4.648

Làm gì khi thấy người tâm thần đi ngoài phố?

Trên đường phố, chúng ta không quá khó để bắt gặp người nghi tâm thần khi thấy họ ăn mặc dơ bẩn đi lang thang, lúc ấy phải làm gì, báo với ai? Cách tự phòng vệ cho chính mình và người thân khi gặp người tâm thần? BS Quang cho biết: theo phán đoán thông thường, nếu thấy người có dấu hiệu tâm thần ăn mặc sạch sẽ có bảng ghi tên tuổi trên áo thì nên hỏi thăm nơi ở và tìm cách thông báo, liên lạc nhanh với người thân giúp họ. Có người ăn mặc lôi thôi, lượm ăn đồ bẩn thì đó là người tâm thần sa sút, phải báo với người nhà, hoặc có thể báo các trung tâm bảo trợ xã hội.

Khi tiếp xúc với người tâm thần nặng chúng ta đừng sợ, đừng tạo khoảng cách mà đi song hành với người bệnh, nhưng đi bên trái để thuận tay đề phòng những tình huống bị kích động. Trường hợp người bệnh quá kích thích, hung bạo, nên giữ yên lặng, đừng tranh cãi, phải tạo ra một không gian riêng tư và an toàn về tâm lý cho người bệnh. Không trêu chọc, lăng mạ hay thách thức người bệnh. Không nên tiếp xúc người bệnh quá gần. Khi người bệnh có hành vi dọa dẫm, hành vi bạo lực xảy ra, đừng tỏ vẻ quá sợ sệt, phải kêu gọi sự trợ giúp.

Chia sẻ về vấn đề này, ông La Đức Cương cho biết thực tế có một số bệnh nhân tâm thần đi lang thang ngoài đường tấn công người khác và cũng không ít bệnh nhân tâm thần bị cưỡng hiếp, bị lợi dụng, bị bóc lột sức lao động. Do đó khi nhìn thấy bệnh nhân tâm thần lang thang trên đường, mọi người đừng nên kỳ thị hoặc tỏ ra quá hoảng sợ. Kinh nghiệm cho thấy bệnh nhân tâm thần đang kích động khi được quan tâm, thân thiện sẽ giảm kích động. Ngược lại bệnh nhân tâm thần sẽ bị kích động mạnh hơn hoặc tự nghiền ngẫm trong nội tâm khiến bệnh cảnh thêm nặng khi bị người khác mắng nhiếc, coi thường.

Ai cũng có ít nhất một lần “bất thường”

Tại Việt Nam, cách đây năm năm - theo số liệu Viện Tâm thần trung ương - tỉ lệ người có rối loạn tâm thần chiếm 15- 20% dân số, thậm chí có tài liệu là 22- 25% dân số. Đối với người bình thường như chúng ta thì trong suốt cuộc đời có ít nhất một hoặc nhiều triệu chứng tâm thần. So các nước Đông Nam Á chúng ta còn có khoảng cách trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần. Điển hình Thái Lan có Cục Sức khỏe tâm thần, Việt Nam không có. Hiện tại cũng chưa có luật về sức khỏe tâm thần nên có nhiều rắc rối xảy ra do chưa có luật quy định rõ.

Riêng TP.HCM với dân số ngày càng tăng, đã xấp xỉ 9-10 triệu người, tỉ lệ tội phạm cũng tăng mà thành phố là “chỗ trũng của tội phạm”, trong đó có những người ít nhiều liên quan đến bệnh tâm thần. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe tâm thần càng cần được quan tâm.

NHÓM PV TUỔI TRẺ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp