06/04/2004 21:44 GMT+7

Đừng kiệt sức vì công việc

Theo Tư vấn & tiêu dùng
Theo Tư vấn & tiêu dùng

Bạn cố nhấc mình dậy khỏi giường để đi làm. Đến công sở, bạn làm việc không hứng thú. Hết giờ làm, bạn lê bước về nhà, thấy sụm cả lưng và kiệt sức.

HWzOaGy6.jpgPhóng to
Đừng để mình kiệt sức như thế này!

Bạn đang bị kiệt sức do làm việc quá nhiều, hoặc “kiệt sức về mặt tâm lý” do quá toàn tâm toàn ý đến công việc mà không có thời gian riêng dành cho những niềm vui nho nhỏ.

Triệu chứng: mất động cơ làm việc

Động cơ, niềm hứng thú, ý chí làm việc cũng giống như ngọn lửa, càng được tiếp thêm năng lượng thì càng nóng và toả sáng. Nếu không có động cơ thúc đẩy, những gì bạn làm chỉ là theo quán tính, ngọn lửa trong bạn đã tàn lụi, và bạn cảm thấy những gì bạn đang làm không có ý nghĩa nữa, sự cố gắng của bạn chỉ càng nặng nề thêm.

Cách chữa: Học cách quản lý thời gian hợp lý hơn, xem xét động cơ làm việc của bạn để khơi lại ngọn lửa nhiệt huyết. Bạn có thể tự đặt cho mình các mục tiêu ngắn: sau khi ký được hợp đồng này, mình sẽ nghỉ xả hơi hai ngày ở bãi biển, hoặc sau khi dự án này hoàn thành, mình sẽ xin nghỉ phép một tuần và cùng gia đình về quê...

Sau khi bạn thành công, khả năng bạn được sếp cho phép nghỉ làm là không quá khó. Sau nữa, mỗi khi thấy mệt mỏi vì công việc, bạn nghĩ đến kỳ nghỉ phía trước và sẽ thấy phấn chấn hơn. Kỳ nghỉ sẽ khiến cho cơ thể, đầu óc bạn được thư giãn, lấy lại năng lượng. Thậm chí bạn không cần phải đi đâu xa, chỉ cần một ngày nghỉ ở nhà, dọn dẹp nhà cửa và không suy nghĩ gì đến công việc cả, cho đến khi mồ hôi vã ra, cũng đã coi như bạn được "sạc pin" rồi.

Triệu chứng: nản lòng trong công việc

Dù đó là công việc chậm tiến triển, bị sếp chỉ trích, khách hàng khó chịu, không được người khác biết đến hay những công việc đơn giản, thường ngày bạn vẫn hoàn thành dễ dàng... đều dễ khiến bạn bẳn gắt và dễ bùng nổ. Bạn cảm thấy không chịu đựng được những người xung quanh hơn nữa hoặc cảm thấy mình là người ngoài cuộc, thờ ơ với mọi sự.

Cách chữa: Bạn thử nghĩ lại xem, có phải bạn đã ôm đồm quá nhiều việc hay không? Ngoài công việc của bạn, ai nhờ bạn việc gì bạn cũng nhận lời giúp? Hễ thấy ai lúng túng là bạn xắn tay vào hỗ trợ? Quá nhiều việc đến tay bạn đã làm cho bạn thấy nhàm chán và mệt mỏi.

Hãy lập một danh sách những việc bạn định làm, ví dụ như ngày hôm nay bạn định sẽ: gọi điện cho khách hàng, hoàn thành bản báo cáo, xin ý kiến của sếp, dự một cuộc họp và trả lời mấy cái email. Khi bạn đến cơ quan, lại có một công văn yêu cầu bạn xuống kiểm tra cơ sở.

Hãy nghĩ xem bản báo cáo để ngày mai hoàn thành có được không, hay những email kia ngày mai trả lời có sao không, và gạch bớt đi một việc trong danh sách, vì bạn đã nhường "quyền ưu tiên" cho việc kia rồi. Ít nhất thì việc này cũng khiến bạn có cảm giác rằng không phải tất cả công việc đều dồn vào bạn, và bạn vẫn có thể chủ động đôi chút.

Triệu chứng: suy nhược cơ thể

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là những vấn đề về sức khoẻ (đặc biệt là bệnh đau đầu và đau lưng). Bạn cảm thấy thời gian này hình như bạn rất hay gặp rủi ro, bạn buồn rầu, chán nản và thất vọng. Dường như việc gì bạn làm thì đều không đúng và chẳng có điều gì khiến bạn thấy vui cả. Lúc nào bạn cũng như sắp phát điên lên đến nơi.

Cách chữa: Hãy nghỉ ngơi và vận động cơ thể mỗi ngày, dù chỉ là một chút. Lúc ở cơ quan, hãy dùng cầu thang bộ thay cho cầu thang máy. Khi ở nhà, bạn hãy lập một bảng theo dõi: bạn dễ nổi cáu vào khoảng thời gian nào nhất, lúc nào là lúc bạn cảm thấy tương đối dễ chịu hơn cả, vì sao...

Sau mỗi tuần, hãy xem lại và khắc phục. Chẳng hạn tôi hay nổi cáu nhất là vào mỗi buổi sáng. Chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà, là quần áo cho chồng và cho mình, chuẩn bị sách vở cho đứa con mới vào lớp 1, và chuẩn bị tài liệu cho chính mình... Sau một tuần, tôi quyết định nhờ chồng là quần áo, còn cặp sách của con trai tôi chuẩn bị từ tối hôm trước. Như thế, sáng hôm sau tôi th y thảnh thơi hơn một chút...

Bạn cũng nên ưu tiên cho một thú vui nào đó của riêng bạn. Nếu bạn thích khiêu vũ, hãy dành ra hai buổi tối trong tuần để đi học nhảy. Nếu không có một sở thích gì đặc biệt, ít nhất cũng để ra 1 tiếng trước khi đi ngủ mỗi ngày chỉ để đọc sách hay xem một bộ phim...

Hãy thường xuyên liên lạc với bạn bè, dù là qua điện thoại, để được cười đùa vô tư lự một chút. Cuối cùng, bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ mỗi năm một lần, để bệnh tật cũng không thể thừa cơ bạn đang thất vọng mà tấn công bạn được.

Theo Tư vấn & tiêu dùng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp