11/04/2025 05:20 GMT+7

Đừng ham lãi khủng, làm ít được nhiều từ các bẫy lừa tiền qua mạng

Nạp 2 triệu đồng, nhận lãi 500.000 đồng/tháng hoặc hơn thế nữa. Có thể nào ngồi nhà vẫn dễ dàng kiếm lãi cao ngất ngưởng vậy? Những cái bẫy lừa tiền giăng ra khắp mạng và nạn nhân mất hết tất cả.

lừa tiền - Ảnh 1.

Những kiểu quảng cáo mời gọi “làm ít được nhiều” nhan nhản trên mạng - Ảnh: H.LỘC

Chúng tôi có một kênh trên mạng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là liên quan đến nợ. Tôi không ngờ rằng lại nhận được quá nhiều tin nhắn cầu cứu từ những người đã bị lừa mất sạch tiền.

Ảo tưởng về những món hời

Có những lúc mỗi giờ tôi đều nhận được chia sẻ từ những người đã và đang rơi vào bẫy lừa đảo tài chính. Nhất là bẫy nạp tiền để hưởng lãi cao. Cuối cùng tiền mất, nợ vây, gia đình đổ vỡ, cuộc sống đầy bất an.

Chị ở Khánh Hòa, gọi đến tôi, giọng chị run rẩy qua điện thoại. Chị kể vì tin vào lời hứa lãi suất cao, chị đã dồn toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình, rồi vay thêm các công ty tài chính để kiếm lời qua mạng. 

Chị đã "đầu tư" gần 200 triệu vào một ứng dụng tài chính trên mạng, cứ mỗi lần họ kêu phải nạp thêm tiền chị phải đi vay thêm vì tâm lý hy vọng sẽ lấy lại tất cả số tiền đã góp. Nhưng cuối cùng chị đã mất tất cả.

Lúc đầu mọi thứ đều trơn tru: nạp vài triệu, vài ngày sau rút về cả gốc lẫn lãi. Nhưng đến khi chị nạp số tiền lớn hơn thì tài khoản của chị bỗng dưng biến mất. Không thể đăng nhập, không thể rút tiền, cũng chẳng còn ai phản hồi khi chị liên hệ, họ chặn hết mọi liên lạc.

Cuộc sống của chị bắt đầu rơi vào khủng hoảng. Vợ chồng chị ly dị, nợ nần chồng chất, áp lực từ chủ nợ đè nặng mỗi ngày. 

Cửa hàng cháo dinh dưỡng, nguồn thu nhập duy nhất nuôi con gái 8 tuổi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chị bị khủng hoảng đến mức phải dùng thuốc an thần hằng ngày để ngủ.

Mất tiền đã khổ lắm rồi lại còn bị đe dọa mới là tình cảnh tệ hơn nữa. Các nhân viên đại diện cho các chủ nợ còn dùng chính thông tin chị cung cấp để đe dọa, gây áp lực rằng chị sẽ bị truy tố, bị bắt giam nếu không trả tiền, tung ảnh cá nhân của chị và gia đình lên mạng xã hội đủ kiểu để gây áp lực cho chị trả nợ. Điều này khiến chị càng hoang mang và sợ hãi.

Một bạn nữ tại An Giang còn rất trẻ, đang kinh doanh một tiệm nail, spa tại nhà cũng vướng tình cảnh tương tự. Bạn kể với tôi nguyên nhân vỡ nợ là do bị lừa đảo. Khi hỏi lừa kiểu gì, bạn nói tên một ứng dụng. 

Tôi có lên AppStore hay CHPlay tìm kiếm thì không hề có tên đấy. Bạn bị lừa sau khi bấm vào một đường link và những lời tư vấn online như mật ngọt từ những người xa lạ. Họ nói về cách kiếm tiền bằng cách góp tiền để hưởng lãi cao ngất ngưởng.

Góp 10 triệu, nhận 3 triệu tiền lãi hằng tháng, đó là món lời ban đầu của chị ở Khánh Hòa. Tính ra lãi suất 30%/tháng, 360%/năm, quả thật kinh khủng. 

Trong khi đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng trung bình dao động chỉ từ 4,6% - 4,9%/năm đối với loại tiền gửi là VND, khách hàng cá nhân.

lừa tiền - Ảnh 2.

Những kiểu quảng cáo mời gọi “làm ít được nhiều” nhan nhản trên mạng - Ảnh: H.LỘC

Mất tiền còn bị đe dọa

Tôi còn nhận được rất nhiều tin nhắn từ những người bị lừa với cách thức tương tự. Họ thường được "cho rút" vài lần đầu khi số tiền còn nhỏ, chỉ vài trăm ngàn, vài triệu. Nhưng khi họ bắt đầu nạp số tiền lớn hơn thì mọi thứ đã khác. 

Kẻ lừa đảo giăng thêm một cái bẫy khác: muốn rút tiền gốc thì phải nạp thêm một khoản tiền lớn hơn cả số tiền đã nạp. Và dĩ nhiên, khi nạp thêm thì tất cả lại "bốc hơi".

Có người còn nhận được những cuộc gọi đe dọa sẽ tố giác và nguy cơ bị xử lý hình sự vì "tội" cho vay nặng lãi, lãi suất cao hơn 5%/tháng. Họ cố gây hoang mang cho nạn nhân để không dám báo cáo sự việc. Và kết cục đều giống nhau, tiền mất sạch và không thể tố giác ai.

Tôi tổng hợp lại tất cả những trường hợp mình từng tiếp nhận, phần lớn đều xuất phát từ một điểm chung: mù quáng, cả tin rằng tiền lãi dễ kiếm. 

Và sâu xa hơn, họ thiếu hiểu biết tài chính. Họ bị hấp dẫn bởi những con số "lãi suất khủng", nhưng không ai đặt câu hỏi: tiền từ đâu ra mà lãi cao đến thế? Đầu tư thật sự nào lại dễ dàng như thế?

Kể lại những câu chuyện này, tôi lại muốn nói về một điều vốn rất cũ nhưng nhiều người đang quên. Và nếu bạn (hoặc người thân) chẳng may rơi vào những tình huống như vậy, đừng tự dằn vặt hay hoảng loạn thêm. Dù sao tiền cũng đã mất, nợ cũng đã nợ, việc làm lúc này là cần phải giữ được tinh thần bình tâm.

lừa tiền - Ảnh 3.

Những kiểu quảng cáo mời gọi “làm ít được nhiều” nhan nhản trên mạng - Ảnh: H.LỘC

Không có con đường làm giàu nhanh chóng nào mà không cần lao động hay hiểu biết. Nếu một cơ hội tài chính nghe quá dễ dàng và quá hấp dẫn từ những người xa lạ thì gần như chắc chắn đó là bẫy.

Đừng ham lãi khủng từ các bẫy lừa tiền qua mạng - Ảnh 4.Cẩn trọng bẫy lừa đảo theo cơn sốt đồng tiền Pi

Dù có thể đang ôm hàng nghìn đồng tiền Pi, người dùng cũng không dễ trở thành triệu phú. Đó là chưa kể những rủi ro bủa vây theo cơn sốt của đồng tiền ảo này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp