28/05/2015 12:05 GMT+7

Đừng đùa với shisha: hút vào độc hơn cả thuốc lá

LAN ANH ghi
LAN ANH ghi

TT - PGS Chu Thị Hạnh - phó giám đốc Trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai - cho biết sử dụng shisha, lượng hắc ín, nicotine, các loại khí độc hại khác vào cơ thể nhiều hơn hút thuốc lá, thuốc lào.

Phì phèo khói trắng ngay bên đường - Ảnh: Mạnh Khang
Năm 2015 là tròn 10 năm VN dành tuần cuối cùng của tháng 5 (từ ngày 26 đến 31-5) triển khai Tuần lễ quốc gia không thuốc lá. Đã có những quy định trong Luật phòng chống tác hại thuốc lá, chiến lược quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá, công ước khung về kiểm soát tác hại thuốc lá... nhưng số người hút thuốc chỉ giảm nhẹ, ở nam giới từ trên 53% xuống khoảng 46% hiện nay
Ông Lương Ngọc Khuê (cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế)

Bên lề hội thảo triển khai dự án cai nghiện thuốc lá lần đầu tiên được tổ chức ngày 27-5, PGS Chu Thị Hạnh nói: 

- Một lần hút shisha thường kéo dài 40 phút đến một giờ, nếu so với hút thuốc lá thì trong cùng thời gian, một người hút shisha sẽ hít vào lượng nicotine cao hơn 70%, các loại khí độc hít vào cao hơn từ hàng chục lần so với hút thuốc lá.

Tổ chức Y tế thế giới và Hội Ung thư Hoa Kỳ đã tính toán hút shisha trong vòng một giờ thì lượng khói hít vào cơ thể tương đương 100 điếu thuốc lá.

Để hấp dẫn giới trẻ, trên các bình hút shisha người ta quảng cáo lượng nicotine được giảm thấp, sản phẩm không có hắc ín hoặc thông tin để người sử dụng tin rằng hút qua nước sẽ không độc hại với cơ thể.

Nhưng hút thuốc lá qua nước (shisha, thuốc lào) đều dẫn đến các chứng bệnh như sinh con nhẹ cân, tim mạch, phổi... và gây nghiện.

* Trung tâm hô hấp đã tiếp nhận người bệnh bị nghiện shisha hay gặp các tác hại của sử dụng shisha quá mức quá liều chưa, thưa bà?

- Chúng tôi điều trị bệnh về hô hấp, với người bị nghiện hoặc quá liều còn có trung tâm chống độc hay cơ sở điều trị sức khỏe tâm thần hỗ trợ. Nhưng giống như nghiện thuốc lá, việc sử dụng shisha thường xuyên cũng gây nghiện và cai nghiện cũng rất khó.

Khi cai nghiện shisha hay thuốc lá cũng xuất hiện hội chứng cai giống nhau, khi hút hoặc dùng trở lại thì hội chứng cai ấy mất đi.

Điều đó cũng cảnh báo giới trẻ đừng coi shisha như là một thú vui, mà có thể khi vui với shisha thì các bạn trẻ vô tình bị nghiện và bị lệ thuộc.

Đó là chưa kể những nguy cơ như tôi đã nói khi trong bình shisha còn có các chất gây nghiện khác.

Gần 22% nam cán bộ, nhân viên y tế còn hút thuốc lá

Bà Trần Lâm Lan Hương, giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM, cho biết như vậy tại hội nghị tổng kết hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2014 và hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá năm 2015 trong ngành y tế được Sở Y tế TP.HCM tổ chức ngày 27-5.

Theo bà Hương, người bệnh, người nhà bệnh nhân còn vi phạm hút thuốc lá trong các cơ sở y tế. Có những bệnh nhân nghiện thuốc lá khi nhập viện điều trị vẫn hút thuốc và trở thành trở ngại cho các cơ sở y tế khi thực hiện quy định cấm hút thuốc lá trong cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, các cơ sở y tế chưa giám sát thường xuyên việc thực hiện theo quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá và cũng chưa có nhân lực thực hiện xử phạt vi phạm các quy định phòng chống tác hại thuốc lá ở các nơi này.

THÙY DƯƠNG

 

LAN ANH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp