Có những quy tắc nên nhớ ngay cả khi nóng giận - Ảnh: Crosswalk
Kiềm chế
Giả sử nàng muốn đi thăm bố mẹ, còn chàng chỉ muốn nằm khểnh ở nhà để xem trận bóng yêu thích trên tivi? Xung đột bắt đầu xảy ra, và việc giữ bình tĩnh là tối quan trọng. Bạn cần phải biết điểm giới hạn của bản thân trước khi bùng nổ giận dữ.
Hai người có thể thoả thuận dùng một thuật ngữ nào đó để đình chiến và có thời gian hạ hỏa, ví dụ như ‘time out’.
Không cướp lời
Khi bạn cắt lời nửa kia, có nghĩa là bạn lắng nghe chỉ để đáp trả chứ không phải để hiểu nhau. Tệ hơn, đó là lúc bạn muốn áp đảo và giành quyền kiểm soát cuộc chiến. Bạn không còn để người ấy có cơ hội nói điều họ cần nói.
Một cặp vợ chồng có bí quyết khi tranh luận, đó là một chiếc microphone. Chỉ người cầm microphone mới có quyền được nói khi cãi vã, còn người kia phải tôn trọng và lắng nghe, không được ngắt lời. Khi nói xong, họ sẽ chuyển microphone cho người kia.
Ảnh: Getty
Không bới lại chuyện cũ
Các cặp đôi thường có thói quen lôi chuyện quá khứ ra để tấn công đối phương trong cuộc khẩu chiến. Nếu việc này lặp đi lặp lại, dường như họ vẫn chưa thực sự tha thứ cho lỗi lầm trong quá khứ.
Bới lại chuyện cũ chỉ khiến mọi chuyện đi quá xa mà không tập trung vào vấn đề chính. Bạn nên giải quyết từng vấn đề một.
Không chỉ trích
Khi chàng và nàng bắt đầu chỉ trích nhau, hai người không còn tranh luận mang tính xây dựng nữa. Từ lúc này, cuộc khẩu chiến sẽ chỉ là lăng mạ, xỉa xói và lời lẽ phũ phàng.
Do vậy, việc cãi vã đôi khi chỉ là việc bắt đầu như thế nào và diễn biến ra sao, chứ không tập trung vào việc giải quyết vấn đề.
Nói xin lỗi
Học cách nhận ra vấn đề và chịu trách nhiệm khi làm người khác buồn là việc rất quan trọng. Đây là cách dễ nhất để tháo gỡ khúc mắc, nhưng với nhiều người lại là việc khó làm nhất.
Khi một người nói lời xin lỗi thì cả hai đã không còn là kẻ thù của nhau nữa. Chàng và nàng không còn phải phòng thủ, tình cảm được kết nối và lòng tin cũng được xây đắp trở lại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận