04/06/2019 14:59 GMT+7

'Đừng đổ cho địa bàn rộng rồi để mất rừng'

M.VINH
M.VINH

TTO - Sau vụ 3.500 cây thông bị sát hại, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu lực lượng kiểm lâm nếu để mất rừng.

Đừng đổ cho địa bàn rộng rồi để mất rừng - Ảnh 1.

Rừng ở Lâm Đồng bị tàn sát hàng loạt bằng cách dùng khoan điện khoan thân cây và đổ thuốc diệt cỏ khiến cây chết sau một thời gian ngắn - Ảnh: M.VINH

Ngày 4-6, ông Đoàn Văn Việt, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã ký công điện gửi các cơ quan chức năng nêu rõ: "Tình trạng ken cây, đổ hóa chất đầu độc cây rừng để lấn chiếm đất lâm nghiệp nhằm sang nhượng trái phép, lấy đất sản xuất nông nghiệp xảy ra liên tục tại các huyện Lâm Hà, Lạc Dương, Đức Trọng, Bảo Lâm, Đà Lạt. Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền cấp huyện, xã, các đơn vị chủ rừng và lực lượng chức năng chưa thực hiện quyết liệt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn". 

Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện quyết liệt, cấp bách nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này. Đặc biệt, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng phải kịp thời chỉ đạo kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu lực lượng kiểm lâm nếu để xảy ra tình trạng ken cây, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Đừng đổ cho địa bàn rộng rồi để mất rừng - Ảnh 2.

Cây thông chết đứng sau một thời gian ngắn bị khoan cây đổ thuốc trừ sâu - Ảnh: M.VINH

Không thể khẳng định việc địa bàn rộng, lực lượng mỏng hay lý do thời tiết để phủ nhận trách nhiệm giữ rừng của các đơn vị liên quan

Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Trong 5 tháng đầu năm 2019, Lâm Đồng để xảy ra 272 vụ phá rừng lấn chiếm đất, với diện tích thiệt hại 34,5ha và lâm sản thiệt hại hơn 2.300m3. Dù vi phạm giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, nhưng diện tích rừng bị thiệt hại lại tăng 41% và lâm sản thiệt hại tăng hơn 100%. Tuy số vụ phá rừng lớn nhưng chỉ có 131 vụ đã xác định đối tượng vi phạm, còn lại đến 141 vụ chưa xác định đối tượng vi phạm (chiếm 52%). Đặc biệt, đầu tháng 5-2019, lực lượng chức năng đã phát hiện 3.500 cây thông trưởng thành trồng trên diện tích 10ha bị hạ độc. Đây là vụ phá rừng chấn động, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo làm rõ.

Đừng đổ cho địa bàn rộng rồi để mất rừng - Ảnh 6.

Gần như tất cả các vụ phá rừng lấn đất ở Lâm Đồng đều có chung một thủ đoạn là khoan cây đổ thuốc diệt cỏ - Ảnh: M.VINH

Trong công điện, ông Việt nhận định: "Không thể khẳng định việc địa bàn rộng, lực lượng mỏng hay lý do thời tiết để phủ nhận trách nhiệm giữ rừng của các đơn vị liên quan". Ông Việt cũng yêu cầu phải xét xử lưu động các nghi phạm phá rừng để làm gương. Đồng thời, rà soát toàn bộ hiện trường các vụ bị ken cây, phá rừng trước đây để tổ chức hoàn thành việc giải tỏa cây trồng, công trình trái phép, thu hồi và đưa diện tích này vào trồng rừng, khôi phục rừng ngay trong mùa mưa năm 2019.

M.VINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp