Vị khách nước ngoài bị một người bán dừa chèo kéo, ép mua hai trái dừa tươi với giá 200.000 đồng ngay khu vực ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1, TP.HCM) trưa 11-5 - Ảnh: Hữu Khoa |
Chúng tôi giới thiệu thêm ý kiến của một chuyên gia về vấn đề này.
Với những “người Sài Gòn xấu xí” như thế, pháp luật cần mạnh tay hơn nữa. Lâu nay, sự thiếu quyết liệt của cơ quan pháp luật khiến họ không còn biết phải trái. Chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi tại sao những loại hành động tương tự như thế không tồn tại được ở Singapore, Hàn Quốc, Malaysia thì lại dễ dàng tồn tại ở xã hội Việt Nam, ở thành phố Sài Gòn? |
“Người Sài Gòn xấu xí”, đó là cụm từ mà giáo sư Badarudin - người Malaysia, viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch và môi trường - sử dụng sau những lần ông bị đối xử tệ hại bởi một số ít người ở Sài Gòn.
Ông giáo sư này nói hầu như lần nào đến Việt Nam ông cũng đau khổ với cánh tài xế taxi, với những người bán hàng rong... Có lần ông phải trả hơn 2 triệu đồng cho chuyến đi từ một khách sạn ở trung tâm thành phố đến Trường RMIT ở Phú Mỹ Hưng, Q.7.
Nhiều ấn tượng xấu
Cơ quan tôi thường đón tiếp các nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới, cho dù chúng tôi rất chu đáo trong việc đưa đón ở sân bay nhưng có những lúc họ muốn tự đi về bằng taxi và hầu hết trong số họ đều tỏ ra bất bình với loại dịch vụ này.
Mỗi người kể bị “hành” mỗi kiểu, chẳng hạn như tài xế taxi tắt đồng hồ tính cước để ra giá trên trời, nếu phải dùng đồng hồ thì chạy lòng vòng, chửi bới đe dọa hành khách khi không nhận được số tiền mong muốn, bỏ khách giữa đường khi cuộc mặc cả không thành, thậm chí trả thiếu đồ khi lấy từ cốp xe ra cho khách, bỏ chạy không trả lại tiền thừa...
Những điều tệ hại này càng nghiêm trọng hơn với những khách bay đêm. Còn các nhà khoa học là nữ thì hầu như ai cũng bị dính bẫy của những người bán nước dừa, móc khóa, bản đồ... ngoài đường và hàng hóa trong chợ dù đã được cảnh báo.
Sau mỗi sự cố của các vị khách mời, các đơn vị mời khách đến làm việc như cơ quan tôi thường có những lời xin lỗi, phân bua rằng đó chỉ là thiểu số, là những con sâu làm rầu nồi canh... Nhưng những hành động được coi là vớt vát này không có nhiều ý nghĩa, bởi với các vị khách, điều đọng lại sau chuyến đi là những ấn tượng xấu, hình ảnh xấu về thành phố Sài Gòn là nơi họ đến và với người Sài Gòn sau khi họ tiếp xúc.
Có thể những hệ quả mà họ phải gánh chịu (có thể không lớn) sẽ được khắc phục, nhưng những kỷ niệm xấu chắc sẽ đọng lại rất lâu trong ký ức, và hơn thế nữa nó được lan truyền sâu rộng trong bạn bè, người thân của họ.
Là người làm nghiên cứu lâu năm và đi nhiều nơi trên thế giới, tôi mới hiểu được tại sao hơn 80% người nước ngoài đến Việt Nam chỉ một lần và không bao giờ trở lại, tại sao trên các trang web hướng dẫn du lịch quốc tế có hàng chục điều cảnh báo, trong đó có cảnh báo về nạn móc túi, “chặt chém” du khách ở Việt Nam.
Mặc dù đã có những cố gắng cải thiện tình hình của các cơ quan chức năng liên quan đến du lịch, song dường như vẫn chưa đủ để làm an lòng khách nước ngoài khi đến Việt Nam.
Sử dụng sức mạnh dư luận xã hội
Sài Gòn là nơi “đất lành chim đậu”, vì thế người tứ xứ đổ về đây kiếm sống, trước mới sau cũ, dần dần ai trong chúng ta cũng được coi là người Sài Gòn, và mỗi khi gặp ai đó ở quê hay người lạ hỏi thì chúng ta đều xưng là người Sài Gòn.
Những người Sài Gòn đa số đang hằng ngày cần cù lao động, góp sức nhỏ bé của mình, chắt chiu bồi đắp để làm cho thành phố giàu đẹp hơn. Vậy mà lại có những người đang từng ngày từng giờ thay vì làm đẹp cho nơi đã cưu mang mình thì lại làm chuyện không tốt đẹp cho mảnh đất lành này bằng việc kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp mọi đạo lý, kể cả việc làm hại đồng loại như rải đinh, phá xe, bán thực phẩm độc hại... Dù không muốn, chúng ta cũng phải nói “họ mới là những người Sài Gòn xấu xí”. Họ thật sự làm hại thanh danh và đời sống nhân hậu của thành phố này.
Và khi luật pháp chưa làm gì được họ, cần thiết sử dụng một sức mạnh khác để ngăn họ đừng làm cho người Sài Gòn phải mang tiếng, đó là dư luận cộng đồng và thái độ xã hội. Dư luận xã hội được coi là một trong những công cụ điều chỉnh hành vi và nhận thức hiệu quả nhất.
Việc báo chí đưa hình ảnh họ lên như những điển hình xấu xí, mọi người trong cộng đồng bày tỏ thái độ lên án, phê phán, coi thường, tẩy chay, xa lánh sẽ làm cho họ phải dè chừng. Một khi người thân, cha mẹ, vợ chồng, con cái của họ xấu hổ vì những "con người xấu xí" này thì buộc họ phải suy nghĩ về hành động của mình, hồi tâm, thay đổi
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận