Thêm nữa, phải làm gì khi một ngày kỷ vật tình cũ bị bạn đời phát hiện và "oanh tạc" cuộc hôn nhân? Làm gì khi phải hứng chịu : trước mặt người ngoài tỏ vẻ yêu chiều vợ nhưng về đến nhà không tiếc sức "bạo hành tinh thần vợ"?
Tuổi Trẻ Online có cuộc trao đổi ngắn với thạc sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (chuyên viên tham vấn tâm lý, giảng viên Học viện Hành chính cơ sở TP.HCM) về những nội dung này.
Phóng to |
* Theo thạc sĩ, khi đã kết hôn, nên hay không nên giữ kỷ vật tình cũ?
- Từ góc độ của một phụ nữ đã có gia đình, tôi nghĩ khi phụ nữ đã kết hôn không nên giữ kỷ vật tình cũ và ngay cả đàn ông cũng vậy. Thậm chí cũng không nên nhắc về người cũ, những mối tình cũ trước mặt chồng hay vợ.
Khi ta xác định sẽ cưới ai đó nên bỏ hết mọi kỷ vật tình cũ hiện hữu. Đơn giản vì việc giữ lại những kỷ vật ấy không giải quyết được vấn đề gì; không thể cứu vãn mối quan hệ cũ đã đổ vỡ mà còn có thể làm cho cuộc hôn nhân hiện tại xấu đi.
Khi bạn đời phát hiện "một nửa" của mình vẫn đang giữ kỷ vật của tình cũ thì họ sẽ bị tổn thương. Sự tổn thương sẽ càng nặng hơn nếu họ biết được mối tình cũ ấy rất say đắm, thậm chí có quan hệ tình dục.
Một trong những tính chất của tình yêu lứa đôi là tính sở hữu, không chấp nhận san sẻ cho bất cứ ai khác. Song trong thực tế, có một số người lưu luyến các kỷ vật tình cũ và cố gắng giữ lại bằng cách giấu ở nơi nào đó ngoài ngôi nhà đang chung sống với chồng, thậm chí trao tặng, "ký gửi" ai đó.
Cuộc sống là chuỗi những lựa chọn, tôi không khuyên nên giữ lại kỷ vật tình cũ hay bỏ đi mà chỉ khuyên hãy đối xử với kỷ vật tình cũ như thế nào để không ảnh hưởng đến hôn nhân hiện tại.
"Mỗi người có quan điểm riêng trong vấn đề giữ gìn kỷ vật của tình cũ. Nếu bạn muốn giữ kỷ vật tình cũ và bạn đời của bạn chấp nhận thì cứ việc giữ lại. Nhưng nếu bạn đời phản đối thì bạn cần xem xét lại, bởi trong quan hệ vợ chồng,cần lắm những thay đổi từ hai phía để thích nghi với nhau".
Thạc sĩ xã hội học, chuyên viêntham vấn tâm lýPhạm Thị Thúy
* Song có bạn đọc cho rằng giữ kỷ vật tình cũ không có nghĩa là luôn nhung nhớ quá khứ mà đơn giản là giữ lại một phần ký ức. Đã là vợ chồng thì cần biết thông cảm với nhau trong cả vấn đề đó...
- Tác giả Tony Buzan từng ví bộ óc con người như một tủ sách. Và trong chuyện tình cũ, tôi nghĩ khi đã kết hôn, người trong cuộc nên xếp tình cũ vào một ngăn và sẽ không mở lại, lục lại ngăn ký ức ấy, đặc biệt là không bày ra cho vợ hoặc chồng thấy.
Tất nhiên, kỷ niệm tình cũ là một phần đời sống tâm hồn mình và không tránh khỏi những lúc nghĩ lại, đặc biệt là khi có những yếu tố khách quan tác động như xích mích vợ chồng, gặp lại khung cảnh xưa nhiều kỷ niệm…
Những lúc ấy người trong cuộc cần có kỹ năng quản lý cảm xúc, hãy biết thay thế suy nghĩ này bằng suy nghĩ khác tích cực hơn, hãy nhìn thấy những điểm tốt ở chồng thay vì mộng tưởng lại người cũ, hãy hướng đến gia đình hiện tại mình đang có…
* Vậy trong câu chuyện , có cách nào để người vợ hóa giải được cách ghen của chồng: trước mặt người ngoài thì tỏ ra lịch sự, chiều chuộng vợ nhưng về đến nhà thì chì chiết, thóa mạ vợ không tiếc lời?
- Người chồng ấy đang yêu vợ bằng tình yêu sở hữu, ích kỷ, không quan tâm đến cảm xúc của vợ. Kiểu tình yêu này làm người được yêu mất tự do, ngột ngạt, kiệt sức là điều dễ hiểu.
Nhưng muốn thay đổi hành vi của chồng, bản thân người vợ phải thay đổi trước. Người vợ hãy kiên nhẫn chứng minh với chồng rằng mình luôn thương yêu chồng, đã hoàn toàn lãng quên tình cũ, sẵn sàng toàn tâm toàn ý với cuộc hôn nhân, hãy bỏ hết các kỷ vật tình cũ, tìm hiểu những mong muốn của chồng và kiên trì đáp ứng.
Ví dụ chồng cần chị về nhà sớm để vợ chồng con cái bên nhau là mong ước chính đáng, chị nên tổ chức lại công việc để đáp ứng nhu cầu này. Khi chồng giận dữ hãy để anh ấy được xả hết cảm xúc bằng thái độ lắng nghe chân thành. Đồng thời người vợ cũng cần tìm dịp thích hợp thẳng thắn nói rõ quan điểm và yêu cầu sự tôn trọng từ chồng, cảnh báo cho chồng nguy cơ đánh mất tình yêu vợ chồng nếu người chồng không thay đổi.
Nếu người chồng thật sự đang bị sốc quá nặng hay đang có những vấn đề về tâm lý thì nên nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.
* Cảm ơn thạc sĩ về cuộc trao đổi này!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận