25/12/2024 17:30 GMT+7

Đức và EU đối mặt tỉ lệ sinh 'siêu thấp'

Ba quốc gia trong khối EU, bao gồm Đức, đã gia nhập danh sách các quốc gia có tỉ lệ sinh 'rất thấp', phản ánh thách thức dân số đang gia tăng tại khu vực này.

Đức và EU đối mặt với thách thức tỉ lệ sinh 'siêu thấp' báo động - Ảnh 1.

Đức, Áo và Estonia gia nhập danh sách các quốc gia có tỉ lệ sinh cực thấp đáng báo động - Ảnh: REUTERS

Báo Financial Times ngày 25-12 cho biết lại có thêm ba quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) gia nhập danh sách các nước có tỉ lệ sinh "rất thấp", bao gồm cả quốc gia đông dân nhất trong khối là Đức, làm nổi bật thách thức về dân số của khu vực này.

Theo số liệu được công bố chính thức, tỉ lệ sinh của Đức đã giảm còn 1,35 trẻ em mỗi phụ nữ vào năm 2023, thấp hơn mức "rất thấp" của Liên hợp quốc là 1,4 - tình trạng mà tỉ lệ sinh khi giảm sẽ rất khó đảo ngược.

Estonia và Áo cũng ghi nhận tỉ lệ sinh dưới mức 1,4 - gia nhập cùng nhóm chín quốc gia EU, bao gồm Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ý khi có tỉ lệ sinh dưới 1,4 trẻ em mỗi phụ nữ vào năm 2022.

Cụ thể, Áo ghi nhận tỉ lệ sinh đạt mốc 1,32 trẻ mỗi phụ nữ trong năm 2023, giảm từ 1,41 vào năm trước. Tại Estonia, tỉ lệ này là 1,31, giảm từ 1,41 so với năm 2022.

Theo bà Willem Adema - chuyên gia kinh tế cấp cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), việc giảm tỉ lệ sinh một phần do ngày càng có nhiều người trì hoãn việc sinh con cho đến khi họ bước vào độ tuổi 30 - độ tuổi bắt đầu khó có nhiều con như mong muốn do vấn đề sinh lý.

Độ tuổi trung bình của phụ nữ EU khi sinh con đã tăng lên 31,1 tuổi vào năm 2023, muộn hơn một năm so với một thập kỷ trước. Con số này là 31,4 ở Đức và trên 32 tuổi ở Tây Ban Nha, Ý và Ireland.

Nếu không có sự bổ sung lao động từ người nhập cư, tỉ lệ sinh thấp sẽ dẫn đến giảm sút lượng người trong độ tuổi lao động, tạo áp lực lớn lên ngân sách công và hạn chế sự phát triển kinh tế quốc gia.

Ngay cả những quốc gia có nhiều chính sách thân thiện với việc sinh con và bình đẳng giới như Phần Lan, Thụy Điển và Pháp vẫn chứng kiến tỉ lệ sinh sụt giảm.

Tại Phần Lan, tỉ lệ sinh của nước này đã trên mức trung bình của EU cho đến năm 2010. Đến năm 2023, quốc gia này ghi nhận tỉ lệ sinh chỉ còn 1,26 - mức thấp nhất kể từ khi theo dõi số liệu vào năm 1776.

Năm 2022, tỉ lệ sinh ở Pháp đã giảm còn 1,67 - đánh dấu mức thấp nhất trong lịch sử.

Tỉ lệ sinh còn giảm mạnh ở các quốc gia vốn đã có tỉ lệ sinh rất thấp, đạt 1,12 ở Tây Ban Nha và 1,2 ở Ý vào năm 2023.

Các chuyên gia tin rằng khủng hoảng kinh tế và chính trị là một phần lý do giải thích xu hướng giảm số lượng trẻ em.

"Bạn có thể có công việc, nhưng nếu bạn lo lắng về việc mất việc, lạm phát hoặc xung đột Ukraine, bạn vẫn có thể do dự khi có con", giáo sư dân số học tại Đại học Southampton Ann Berrington cho biết.

Ngoài ra, thái độ xã hội đối với việc có con thay đổi cũng có thể đóng góp vai trò quan trọng.

"Nhiều người trẻ hiện nay cho rằng họ không cần con cái để hạnh phúc. Việc làm cha mẹ sẽ rất khó khăn và họ không chắc có thể gánh vác được trách nhiệm này", bà Adema chia sẻ.

Đức và EU đối mặt với thách thức tỉ lệ sinh 'siêu thấp' báo động - Ảnh 3.Hàn Quốc 'khủng hoảng' sinh con ít, người dân 'chấp nhận không con cái'

Hàn Quốc đang đối mặt với tỉ lệ sinh con thấp nhất thế giới, nhưng đến 65% phụ nữ và 41% nam giới tham gia khảo sát chấp nhận cuộc sống không có con.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp