GS-TS Trần Văn Khê tại buổi giao lưu Tài tử - cải lương: Sự tương đồng và khác biệt tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ sáng 18-3-2014 - Ảnh: QUANG ĐỊNH |
Theo tài liệu báo cáo, cố GS-TS Trần Văn Khê tên thật là Trần Quang Khê, sinh ngày 24-7-1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc huyện Châu Thành, Tiền Giang).
GS-TS Trần Văn Khê từng học đại học y khoa nhưng ông được biết đến là nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền.
Ông đã đi 67 nước trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam, có trên 200 bài viết về âm nhạc Việt Nam và âm nhạc châu Á được đăng tải trên các tạp chí chuyên môn của nhiều nước.
GS-TS Khê đã hiến tặng cho TP.HCM nhiều hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.
Trong sự nghiệp, ông được Việt Nam và thế giới trao tặng nhiều danh hiệu cao quý vì tài năng và đóng góp về âm nhạc dân tộc. vào ngày 24-6-2015 tại TP.HCM.
Ông Nguyễn Cơ Thạch, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tên thật là Phạm Văn Cương, sinh ngày 15-5-1921, qua đời ngày 10-4-1998. Quê quán: xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Ông Nguyễn Cơ Thạch tham gia kháng chiến từ năm 1937 và là trợ lý của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong kháng chiến chống Pháp. Ông Nguyễn Cơ Thạch có trên 50 năm phục vụ cách mạng, trong đó có hơn 40 năm giữ nhiều cương vị khác nhau trong Đảng, Chính phủ, trực tiếp đóng góp và chỉ đạo ngành ngoại giao đạt được nhiều thành tựu.
Ông được biết đến là một nhà ngoại giao xuất sắc, thông minh lỗi lạc, có tiếng tăm trong nước và quốc tế.
Tên các nhân vật lịch sử khác gồm:
- Phạm Tu (476-545) - danh tướng khai quốc công thần triều Tiền Lý;
- Cao Đăng Chiếm (1921-2007) - nguyên ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thượng tướng, thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an);
- Nguyễn Văn Khối (1942-1967) - liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;
- Hoàng Trọng Mậu (1874-1916) - chí sĩ cách mạng;
- Nguyễn Thị Lựu (1909-1988) - tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ VN;
- Trần Hữu Nghiệp (1911-2006) - bác sĩ y khoa, Nhà giáo nhân dân, phó giám đốc Sở Y tế Quân dân Nam bộ;
- Nguyễn Văn Trí (1912-1965) - xứ ủy viên Xứ ủy Nam bộ, phó trưởng Ban Thống nhất trung ương, thứ trưởng Bộ Nông trường Việt Nam;
- Trần Văn Sắc (1911-1949) - liệt sĩ, họa sĩ, ủy viên Ban Thường vụ lâm thời Xứ ủy Nam kỳ;
- Thẩm Thệ Hà (1923-2009) - nhà văn;
- Trần Quý Kiên (1911-1965) - thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội
- Nguyễn Đình Khánh (1874-1946) - doanh nhân nhiếp ảnh, được giới nhiếp ảnh tôn vinh là ông tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam.
Sự kiện lịch sử ngày 30-4 cũng được đề xuất đưa vào quỹ tên đường TP.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận