Tuy nhiên, nội dung này sẽ được lồng ghép, xen kẽ trong các môn học như ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, mỹ thuật, âm nhạc, thể dục...
Cụ thể, ở môn ngữ văn giáo viên cần cho học sinh sưu tầm các tác phẩm văn học về địa phương, tác giả người địa phương. Môn lịch sử đề cập đến truyền thống lịch sử cách mạng của địa phương, tham quan và tìm hiểu nguồn gốc các di tích lịch sử, văn hóa. Môn âm nhạc sưu tầm các làn điệu dân ca đặc trưng của địa phương (quan họ, chèo, ví dặm, cải lương, bài chòi, dân ca dân tộc thiểu số, các điệu múa truyền thống gắn với tập quán của người vùng cao...). Môn thể dục giới thiệu về các môn thể thao truyền thống: vật, đua thuyền, chơi đu, ném còn... Môn công nghệ chú ý giới thiệu nghề truyền thống của địa phương.
Việc đưa nội dung giáo dục địa phương vào các môn học giúp học sinh hiểu biết và gắn bó với quê hương. Bài học gần gũi với cuộc sống diễn ra xung quanh cũng khiến học sinh hứng thú hơn với việc học tập. Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phải hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc việc trên trong năm học mới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận