08/04/2022 09:32 GMT+7

'Đua' chuyển đổi số, hãy cẩn trọng!

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Hàng nghìn doanh nghiệp (DN) lẫn các tỉnh thành đua nhau làm dự án chuyển đổi số. Đây là tín hiệu tích cực nhưng các chuyên gia khuyến cáo nếu chỉ "đua" theo phong trào dễ thất bại, "đốt tiền" mà không hiệu quả.

Đua chuyển đổi số, hãy cẩn trọng! - Ảnh 1.

Một cuộc họp trực tuyến nhiều địa điểm tại một doanh nghiệp đang chuyển đổi số mạnh - Ảnh: Đ.THIỆN

Dưới tác động của đại dịch COVID-19, rất nhiều DN tại Việt Nam đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số và thành công nhưng cũng cần ngăn việc làm theo phong trào, tìm đủ cách tiêu tiền.

Tiết kiệm triệu đô nhờ chuyển đổi số

Trước đây, trung tâm chăm sóc khách hàng của một công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam - đã có mặt trên 46 tỉnh thành - bị quá tải, dẫn đến trải nghiệm khách hàng bị ảnh hưởng. Sau khi nhận ra vấn đề, DN dùng "trợ lý ảo" chatbot chăm sóc khách hàng. Thứ hai là giao tiếp với khách hàng trên đa kênh hợp nhất, omnichannel. Đồng thời đưa ra các dữ liệu và khả năng phân tích dữ liệu kịp thời. 

Kết quả mang lại cho DN này là năng suất lao động tăng 60%. Hiện nay, trên hệ thống của họ có 1,3 triệu tương tác khách hàng và xử lý gần 3 triệu tin nhắn. Độ hài lòng của khách hàng được cải thiện rất lớn và 73% nghiệp vụ được giải quyết tự động.

Tại FPT Retail (sở hữu hệ thống FPT Shop và chuỗi nhà thuốc Long Châu) - cũng ứng dụng công nghệ vào mọi khâu có thể. Theo ghi nhận, DN này đưa chatbot vào phục vụ khách hàng, tiếp cận khách hàng đa kênh từ chat, call, web, social, chatbot. Trong nội bộ, họ áp dụng cả Facebook at Work (một công cụ làm việc trên mạng xã hội Facebook). 

Kết quả, doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu online 9 tháng đầu năm tăng 10%, chiếm 1/3 doanh số của DN. Đặc biệt, giải pháp giúp giảm đến 80% thời gian khách hàng chờ lấy thuốc tại chuỗi nhà thuốc Long Châu.

Năm 2019, Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam (gọi gọn là Mondelez) nhận thấy xu hướng người Việt chuyển sang sử dụng các ứng dụng điện thoại thông minh để làm việc ngày một phổ biến, công ty quyết định chuyển hướng sang xây dựng nền tảng bán hàng trên mọi thiết bị, chuyển dịch sang điện thoại cá nhân. 

"Với hơn 230 sản phẩm, Mondelez hướng đến không chỉ xây dựng hệ sinh thái bán hàng trên điện thoại cá nhân, mà còn tích hợp bán hàng thông minh để hỗ trợ nhân viên" - ông Nguyễn Quốc Dũng, giám đốc quản lý phân phối của Mondelez, chia sẻ.

Sau khi áp dụng nền tảng mới, hệ thống giúp nhân viên bán hàng tối ưu doanh số nhờ khả năng sắp xếp lịch gặp đại lý kèm lịch trình di chuyển hợp lý. Khi tạo đơn hàng, nền tảng gợi ý thêm mặt hàng tiềm năng, nhờ khả năng phân tích dữ liệu về tần suất đặt hàng và nhu cầu của đại lý. 

Đơn hàng nhập lên được đồng bộ trên toàn hệ thống, tạo điều kiện cho các bộ phận từ kế toán, kho bãi cùng liên kết chuẩn bị hàng hóa, hóa đơn, vận chuyển. Đại diện Mondelez cho biết nền tảng đã giúp DN tiết kiệm chi phí vận hành lên đến vài triệu đôla/năm.

Đua chuyển đổi số, hãy cẩn trọng! - Ảnh 2.

Hệ thống bán hàng trên điện thoại của một doanh nghiệp chuyển đổi số - Ảnh: Đ.THIỆN

Nhiều địa phương "đua" chuyển đổi số

Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, rất nhiều địa phương, DN "đua" nhau triển khai chuyển đổi số bằng các dự án hoành tráng. Chẳng hạn, đầu tháng 3-2022, tỉnh Đắk Lắk triển khai chuyển đổi số tổng thể và toàn diện từ cơ quan nhà nước đến người dân, DN về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất và tiêu thụ dựa trên công nghệ số; hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số.

Tháng 2-2022, tỉnh Bắc Giang hợp tác với nền tảng Base hỗ trợ chuyển đổi số với mục tiêu đạt tối thiểu 800 DN số năm 2025. Tỉnh Quảng Ninh triển khai chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030, với mục tiêu chính đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược của tỉnh. 

Tỉnh Khánh Hòa cũng bắt đầu chuyển đổi số với việc triển khai thí điểm xây dựng mô hình đô thị thông minh tại TP Nha Trang theo hướng kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 và quản lý, phát triển kinh tế - xã hội bằng công nghệ...

Đến thời điểm hiện tại, hàng chục tỉnh thành trong cả nước đều đã ký kết những dự án chuyển đổi số với mục tiêu hoành tráng là "sớm trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chuyển đổi số với ba trụ cột: chính quyền số - kinh tế số - xã hội số".

Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo: ồ ạt chuyển đổi số nhưng nếu không có khảo sát thực tế, không có kế hoạch chuyển đổi được xây dựng dựa trên thực trạng địa phương, không có lộ trình chuyển đổi phù hợp... sẽ dễ thất bại, lãng phí ngân sách nhà nước.

Tốn tiền tỉ vẫn thất bại

Ngay DN, không phải cứ chuyển đổi số là phát triển vù vù. Như DN V trong lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM có quy mô đến 3.000 người, đầy quyết tâm chuyển đổi số bằng cách tự tay xây dựng hệ thống. Thế nhưng việc phát triển phần mềm kéo dài do trình độ "đội ngũ công nghệ cây nhà lá vườn", dẫn đến thất bại.

Nhiều DN khác trong lĩnh vực bất động sản, thực phẩm và đồ uống cũng theo phong trào đi thuê DN ngoài viết phần mềm chuyển đổi số với chi phí đến hàng tỉ đồng... Nhưng đến khi viết xong và "ráp" vào hoạt động thực tiễn của DN thì phần mềm bị... lỗi thời, không hiệu quả.

Ông Trần Viết Quân, nhà sáng lập ứng dụng chuyển đổi số Tanca.io, nhận định tại Việt Nam, chỉ tầm 7% DN bắt đầu ứng dụng công nghệ cho chuyển đổi số. Còn lại hầu hết vẫn đang ở giai đoạn số hóa dữ liệu hoặc quy trình hóa nhưng lầm tưởng đã chuyển đổi số.

Từ kinh nghiệm đồng hành cùng hàng trăm DN lớn nhỏ trong chuyển đổi số, ông Trương Gia Bình - chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT - cho rằng các đơn vị cần phải biết mình đang ở đâu, cần được các chuyên gia hàng đầu "khám sức khỏe tổng quát" để có "phác đồ" điều trị phù hợp.

Mới đây, tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý 1-2022 của Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Muốn chuyển đổi số thành công tại các địa phương, đầu tiên tỉnh ủy phải có nghị quyết chuyên đề, sau đó ủy ban có chương trình hoặc kế hoạch chuyển đổi số...". Ông Hùng cũng thông tin hiện chỉ còn lại 3 địa phương chưa có bất kỳ nghị quyết hay kế hoạch, chương trình về chuyển đổi số, còn trên 95% các địa phương đã ban hành.

90% DN chưa thành công

Theo một khảo sát của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam, có tới hơn 50% số DN được hỏi đã ứng dụng các công nghệ số trước khi có dịch COVID-19. Hơn 25% số DN bắt đầu ứng dụng công nghệ số từ khi có dịch COVID-19. Tuy nhiên, có đến 90% số DN được khảo sát cho thấy việc chuyển đổi số chưa thành công.

Phải đảm bảo hạ tầng, tăng tốc độ Internet

Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các địa phương muốn đẩy nhanh chuyển đổi số thì hạ tầng số phải đi trước. Nhiệm vụ của các sở năm 2022 là: xóa các vùng lõm sóng 3G/4G, 100% hộ gia đình có máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh, 80% hộ gia đình có Internet cáp quang, giảm điện thoại 2G xuống dưới 5%, tăng tốc độ Internet cố định và di động lên ít nhất 30%.

Thủ tướng: Bảo vệ an toàn, an ninh mạng phải là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số Thủ tướng: Bảo vệ an toàn, an ninh mạng phải là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số

TTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn, an ninh mạng quốc gia trong quá trình chuyển đổi số tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia, chiều 7-4.

ĐỨC THIỆN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: chuyển đổi số
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp