18/05/2020 13:16 GMT+7

Đưa cá tra vào bữa ăn của người Việt

CHÍ QUỐC - BỬU ĐẤU
CHÍ QUỐC - BỬU ĐẤU

TTO - Cá tra vốn đã gặp khó từ năm 2019, nhưng đến năm 2020 lại khó khăn hơn khi giá cá tra nguyên liệu giảm thấp nhất trong lịch sử.

Đưa cá tra vào bữa ăn của người Việt - Ảnh 1.

Chủ ao đầu tư lớn rơi vào cảnh thua lỗ nặng - Ảnh: B.ĐẤU

VN là "cường quốc" cá tra nhưng để đưa loại thủy sản này lên bàn ăn người Việt thường xuyên hơn giờ vẫn là bài toán khó để gỡ cho ngành cá tra.

"Bí" đầu ra, giá cá tra rớt thảm

Ngồi bên ao cá sắp bán với giá bèo, ông Hà Văn Thạnh (ngụ ấp An Thạnh, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang) cho biết ông nuôi cá tra hơn 20 năm nay nhưng chưa bao giờ thấy con cá tra rớt giá thảm hại như vậy. Từ đầu năm 2020 đến nay, ông chỉ bán được giá 17.900-18.200 đồng/kg, lỗ hơn 2 tỉ đồng.

Theo nhiều hộ nuôi cá ở An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, hiện người nuôi cá tra đang lỗ từ 2.500-3.500 đồng/kg tùy kích cỡ.

Không chỉ hộ dân, ông Trần Văn Lật - tổng giám đốc Công ty cổ phần thức ăn thủy sản Lộc Kim Chi (An Giang) - cho biết đơn vị đang thả nuôi 350ha cá tra, do giá xuống thấp nên tồn đọng tới trên 60.000 tấn.

Ông Trần Đình Luân, tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), cho biết dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới đã khiến kim ngạch xuất khẩu cá tra VN sang các thị trường trọng điểm giảm mạnh. 

Cụ thể, trong quý đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm 48%, Liên minh châu Âu (EU) giảm 47,3% và Mỹ giảm 19,8% so với cùng kỳ 2019.

Thêm 1 kênh thị trường, thêm 1 thị phần

Ông Võ Hùng Dũng, phó chủ tịch Hiệp hội Cá tra VN, cho biết theo nghiên cứu trước đây, thị phần trong nước của con cá tra là 10% và gần đây chỉ còn 5%. 

Theo ông Dũng, nhu cầu trong nước là có, thời gian qua cũng có vài doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra muốn đưa sản phẩm vào thị trường này nhưng thất bại.

Không thể ca mãi bài ca xuất khẩu, ông Dũng cho rằng mở rộng được thị trường trong nước sẽ giúp nông dân có nhiều sự lựa chọn hơn. Nếu thị trường nước ngoài ép giá hay có vấn đề gì thì có thể tạm hoãn để bán trong nước.

TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế, cho rằng gần 100 triệu dân Việt là một thị trường lớn, khó có thể chấp nhận một thị phần tiêu thụ cá tra nội địa chỉ chiếm khoảng vài phần trăm như lâu nay.

Dư địa gia tăng giá trị từ cá tra còn nhiều. Theo ông Hiệp, chỉ riêng lượng bùn thải từ các ao nuôi cá tra hiện nay làm ô nhiễm môi trường cũng có thể biến thành tiền nếu tận dụng được làm nguyên liệu chế biến phân sinh học. 

Các sản phẩm cá tra còn có thể đa dạng hơn, hấp dẫn hơn để có mặt nhiều hơn tại các siêu thị và chợ truyền thống. 

Các dịch vụ hậu cần logictics, giá trị thương hiệu và các sản phẩm như collagen được tạo ra từ da cá tra của Công ty Vĩnh Hoàn, dầu ăn Ranee từ mỡ cá tra của Tập đoàn Sao Mai cùng nhiều sản phẩm sáng tạo khác cần được khuyến khích, đầu tư mạnh mẽ hơn.

Ông Trần Đình Luân cho biết đơn vị dự kiến sẽ làm hội chợ phía Bắc về cá tra hoặc tổ chức hội chợ "ẩm thực cá tra", đồng thời sẽ làm việc với các tập đoàn lớn để đưa cá tra vào trong chuỗi siêu thị. 

Theo ông Luân, để khắc phục tình trạng giá cá tra đến tay người tiêu dùng tăng cao hơn so với giá thực tế, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức làm việc với các tập đoàn bán lẻ lớn trong nước để đưa trực tiếp con cá tra đến tay người tiêu dùng thay vì phải qua nhiều giai đoạn trung gian.

Giá cá tra xuống thấp, dân Đồng Tháp Mười lại… lấp ao để trồng lúa Giá cá tra xuống thấp, dân Đồng Tháp Mười lại… lấp ao để trồng lúa

TTO - Sau thời gian nở rộ việc bỏ lúa, đào ao nuôi cá tra giống, nay nhiều hộ dân Đồng Tháp Mười đã quay lại lấp ao, tiếp tục trồng lúa vì việc ương nuôi cá tra giống liên tục gặp lỗ.

CHÍ QUỐC - BỬU ĐẤU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp