13/11/2023 19:48 GMT+7

Dư nợ margin hạ nhiệt, nhưng còn điều gì khiến chuyên gia lo ngại?

Tổng dư nợ ký quỹ (margin) toàn thị trường hạ nhiệt từ cuối tháng 10. Tuy nhiên tỉ lệ dư nợ/vốn hóa vẫn ở mức cao. Chuyên gia đã chỉ ra lý do khiến mức này còn đáng lo ngại.

Dư nợ margin trên toàn thị trường đã hạ nhiệt từ cuối tháng 10-2023 - Ảnh: NGÔ CƯỜNG

Dư nợ margin trên toàn thị trường đã hạ nhiệt từ cuối tháng 10-2023 - Ảnh: NGÔ CƯỜNG

Tỉ lệ dư nợ margin trên vốn hóa vẫn cao

VN-Index hồi phục mạnh từ cuối quý 2-2023 đưa tổng dư nợ margin tăng lên mức hơn 160.000 tỉ đồng cuối quý 3-2023. Tháng 10, VN-Index bị “thổi bay” 11%, kèm theo đó là sự suy giảm về tổng dư nợ margin toàn thị trường.

Áp lực bổ sung tài sản ký quỹ (call margin) và giải chấp được ghi nhận mạnh tầm cuối tháng 10. Hoạt động giải chấp khiến nhiều phiên có lực bán tăng đột ngột, theo quan sát từ một số lãnh đạo công ty chứng khoán.

Nói với Tuổi Trẻ Online, ông Bùi Văn Huy - giám đốc chi nhánh TP.HCM Chứng khoán DSC - cho biết dư nợ margin hiện giảm 10-15% so với mức thiết lập cuối tháng 9 sau đợt giải chấp hồi tháng 10. Con số được DSC tính toán quanh vùng 140.000 tỉ đồng.

Ông Huy cho rằng điểm tích cực là đến nay áp lực margin giảm đáng kể khi thị trường xuất hiện các nhịp hồi. Dòng tiền chảy vào tốt hơn, thể hiện qua quy mô thanh khoản vài phiên gần đây.

Thống kê tuần qua, thanh khoản trên HoSE đạt 87.855 tỉ đồng, tăng hơn 29% so với tuần trước. Còn thanh khoản HNX tăng 17,6% với hơn 10.255 tỉ đồng được giao dịch.

Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là vốn hóa thị trường thời điểm hiện tại cũng đã giảm so với vùng đỉnh. Do vậy dư nợ margin/vốn hóa vẫn ở mức cao - khoảng 3,4%, ông Huy tính toán.

Thống kê về dư nợ margin - Dữ liệu: DSC

Thống kê về dư nợ margin - Dữ liệu: DSC

Vị chuyên gia phân tích dư nợ cho vay lớn thường sẽ đi kèm với rủi ro. Việc cho vay margin cũng được ví công ty chứng khoán đang làm “thay” chức năng cho ngân hàng. Tuy nhiên rủi ro cổ phiếu gần như thuộc loại cao nhất khi thực hiện cho vay, nếu so sánh với các tài sản khác.

Chưa kể nhiều cổ đông cầm cổ phiếu rút tiền làm việc riêng, chứ không “đổ” vào việc sản xuất kinh doanh công ty. Bởi vậy, việc kiểm soát sử dụng mục đích dòng vốn đối với cho vay chứng khoán khó hơn. Chưa kể nếu tính “kho” margin ngoài, con số thực tế lớn hơn báo cáo.

Cũng theo vị này, với margin giao dịch của nhà đầu tư nhỏ lẻ không đáng lo. Điều cần quan tâm là các “deal” lớn khối ngân hàng, bất động sản. Bởi áp lực trả nợ trái phiếu sẽ cao kỷ lục vào năm 2024 và nợ xấu được dự báo tiếp tục tăng trong quý cuối năm. “Chưa quá rõ ràng về vấn đề này, nhưng lo ngại không hoàn toàn không có cơ sở”, ông Huy nói.

Công ty chứng khoán thừa vốn, cần đẩy mạnh cho vay margin

Theo ông Đỗ Bảo Ngọc - phó tổng giám đốc Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, dư nợ margin đã giảm đáng kể thời điểm cuối tháng 10, nhưng gần đây tăng trở lại khi thị trường có nhịp hồi.

Tuy vậy, với xu hướng chưa rõ ràng hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn ngại sử dụng đòn bẩy. So với đợt giải chấp “thảm khốc” cuối năm 2022, ông Ngọc nhận thấy câu chuyện margin đợt tháng 10 vừa qua “nhẹ nhàng” hơn nhiều.

Vị lãnh đạo công ty chứng khoán cho rằng điều quan tâm lớn nhất hiện nay là câu chuyện triển vọng thị trường, không phải vấn đề margin.

Thị trường vừa qua đón nhận hàng loạt thông tin hỗ trợ khi Fed không tăng lãi suất, tỉ giá bớt áp lực, Ngân hàng Nhà nước ngưng hút ròng, giá vàng, giá dầu đều giảm… “Dòng tiền lớn đang trở lại khi vĩ mô tích cực hơn”, ông Ngọc nói.

Theo ông Ngọc quan sát, một số công ty chứng khoán thừa vốn cho vay, đang tiếp tục đẩy mạnh để tăng margin trở lại.

Cũng cần phải nói thêm lãi từ vay margin hiện nay chiếm rất lớn trong cơ cấu thu của các công ty chứng khoán. Theo thống kê của Tuổi Trẻ, top 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn quý 3 trên HoSE chiếm hơn 96.000 tỉ đồng, tức hơn 60%. 6 công ty có số dư nợ vượt ngưỡng 10.000 tỉ đồng gồm: SSI, VPS, VnDirect, TCBS, Mirae Asset, HSC.

“Nhà đầu tư đã trưởng thành hơn nhiều, nhanh nhạy trong vay margin lắm. Nhiều công ty có hệ thống xử lý bán giải chấp tự động. Trừ khi cho vay các mã mất thanh khoản mới đáng lo”, ông Ngọc nói.

Nhiều ‘ông lớn’ chứng khoán hụt lãi từ tiền cho vay margin, vì sao?Nhiều ‘ông lớn’ chứng khoán hụt lãi từ tiền cho vay margin, vì sao?

Tính chung 9 tháng đầu năm nay, lãi từ cho vay ký quỹ của một số công ty chứng khoán với dư nợ lớn có xu hướng giảm so với cùng kỳ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp