19/11/2016 12:09 GMT+7

Doanh nghiệp được tự xếp hạng khách sạn của mình

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TTO - Theo Bộ trưởng Văn hóa Thế thao Du lịch, mặc dù "mở" cho việc tự xếp hạng khách sạn nhưng nếu khách sạn không đủ chuẩn như công bố thì cơ quan quản lý sẽ tiếp nhận thông tin từ du khách và có thể rút hạng sao khách sạn ngay .

Dự kiến, các doanh nghiệp có thể tự xếp hạng khách sạn của mình. Trong ảnh: một khách sạn ở Hà Nội. Ảnh: Anh Đức
Dự kiến, các doanh nghiệp có thể tự xếp hạng khách sạn của mình. Trong ảnh: một khách sạn ở Hà Nội. Ảnh: Anh Đức

 

Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện khi phát biểu giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề về dự án Luật du lịch (sửa đổi), chiều 18-11 tại Quốc hội.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết tinh thần sửa đổi Luật du lịch là quản lý không chỉ bằng hình thức cấm, hạn chế mà bằng công cụ pháp luật và kinh tế thị trường, cùng phối hợp với nhau. Dẫn chứng, ông Nguyễn Ngọc Thiện nêu vấn đề quy định về xếp hạng cơ sở lưu trú từ bắt buộc chuyển sang tự nguyện là xu hướng của thế giới.

Theo ông, việc để các doanh nghiệp tự xếp hạng khách sạn của mình và đăng ký hạng của khách sạn sẽ giúp khách du lịch có quyền lựa chọn, đánh giá. Ông Nguyễn Ngọc Thiện cho biết so với trước thì quy định như vậy thậm chí là chặt chẽ hơn. Vì nếu khách sạn không đủ chuẩn như công bố thì cơ quan quản lý sẽ tiếp nhận thông tin từ du khách và có thể rút hạng sao khách sạn ngay mà không phải chờ theo định kỳ như trước.

Tương tự, việc hạ chuẩn quy định hành nghề hướng dẫn viên, theo ông Nguyễn Ngọc Thiện, cũng là phù hợp với thực tiễn. Chẳng hạn trước đây quy định người điều hành phải có thâm niên kinh nghiệm 4 năm thì “toàn là hợp thức hóa hết, dẫn đến nhũng nhiễu, nên đề nghị bỏ”.

Trước đó, một số đại biểu cho rằng Việt Nam luôn tự hào có tiềm năng du lịch, với nhiều di sản thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh, thiên nhiên tươi đẹp. Tuy nhiên, sau 30 năm đổi mới, du lịch Việt Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng, thua xa so với các nước trong khu vực.

“Do đó, việc sửa đổi Luật du lịch này là cần thiết nhưng vấn đề quan trọng là phải “bắt đúng bệnh, kê đúng đơn” để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” - đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) nói. Cũng theo đại biểu này, mỗi năm Việt Nam chi cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch chỉ khoảng 2 triệu USD là quá thấp so với các nước trong khu vực. Hoạt động quảng bá cũng phân tán, dàn trải nên hiệu quả đạt được không cao.

Đại biểu Ngàn Phương Loan (Lạng Sơn) đề nghị bổ sung quy định về văn hóa ứng xử của hướng dẫn viên du lịch. Bởi sự yếu kém về hướng dẫn viên du lịch cũng là một trong những nguyên nhân khiến du khách không quay trở lại.

Đại biểu Triệu Thanh Dung (Cao Bằng) thì chỉ rõ: kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, ngoại ngữ của đội ngũ hướng dẫn viên còn kém. Công tác đào tạo chưa chuyên nghiệp, thống nhất. Khi sửa đổi Luật du lịch phải chú ý đề ra các quy định để nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

VIỄN SỰ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp