18/09/2017 07:33 GMT+7

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối

MINH QUÂN (Theo Business Insider)
MINH QUÂN (Theo Business Insider)

TTO - Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và nhiều quy tắc ứng xử. Các quy tắc này được áp dụng khắp mọi nơi từ trong nhà, nơi làm việc, nơi công cộng, giữa người với người và người với đồ vật.

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 1.

Ảnh: Getty Imeages

Biết được một vài quy tắc ứng xử cơ bản sẽ giúp bạn thích ứng với các phong tục địa phương và tránh tạo ra những rắc rối về văn hóa.

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến đi đến Nhật Bản, đây là một vài điều nên biết.

1. Quy tắc khi dùng đũa trong bữa ăn

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 2.

Nếu bạn hạ đôi đũa xuống, luôn luôn đặt gác chúng lên giá đỡ đũa ở bên cạnh đĩa/bát của bạn. Ảnh: Oyster

Giống như ở một số nước châu Á khác, người Nhật dùng đũa khi ăn cơm và sẽ rất vui khi bạn có thể dùng đũa. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên cắm thẳng hai chiếc đũa vào bát cơm, điều này bị coi là điềm gở vì giống như một nghi thức trong tang lễ.

Không gắp thức ăn từ đĩa rồi đưa thẳng lên miệng mà hãy gắp lên bát, sau đó mới ăn.

Không dùng đũa để chỉ trỏ vào ai hoặc đồ vật nào đó trong lúc ăn.

Không chà/xoa hai chiếc đũa với nhau, đây được coi là hành động thô lỗ.

2. Không mang giày trong nhà

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 3.

Bỏ giày dép bên ngoài trước khi bước vào nhà người Nhật Bản. Ảnh: Oyster

Nếu bạn đang thăm một gia đình người Nhật Bản, hãy bỏ giày dép ở ngoài cửa và dùng dép đi trong nhà trước khi vào bên trong. Người Nhật coi giày dép đi bên ngoài là không sạch sẽ nên sẽ không dùng chúng để bước vào trong nhà.

Bạn cũng nên thực hiện quy tắc này ở một số khách sạn truyền thống, các không gian công cộng như bệnh viện, nhà thờ, trường học. Không phải ở đâu cũng phải làm điều này nhưng nếu bạn thấy một hàng giày dép bên ngoài cửa, điều đó nghĩa là bạn cần bỏ giày bên ngoài.

3. Xếp hàng trật tự

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 4.

Các du khách đến thăm một ngôi đền ở Nhật Bản. Ảnh: Oyster

Người Nhật xếp hàng theo trật tự ở bất cứ nơi nào: nhà ga, rạp chiếu phim, bên xe buýt, thậm chí là thang máy. Việc chen chúc lộn xộn bị coi là hành vi thiếu văn minh, thô lỗ ở quốc gia này, nên khi đến du lịch ở đây bạn cũng nên tuân thủ điều đó.

4. Tránh ăn uống khi di chuyển

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 5.

Máy bán nước tự động ở Nhật Bản. Ảnh: Oyster

Tương tự như chen hàng, ăn trên tàu điện ngầm hoặc các phương tiện giao thông ở Nhật bị coi là thiếu lịch sự. Nếu đói, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng bán đồ ăn nhanh, quầy hàng phục vụ ăn đứng.

Tại những nhà ga cũng có rất nhiều máy bán nước tự động, một thùng rác đặt ngay bên cạnh máy để bạn bỏ vỏ lon vào thùng sau khi uống xong.

4. Đừng vào bồn tắm khi tắm trước

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 6.

Đặc biệt, nếu có hình xăm, bạn không được phép sử dụng bồn tắm công cộng. Ảnh: Oyster

Hầu hết các gia đình Nhật Bản đều có bồn tắm lớn chứa đầy nước nóng. Đây là nơi dành để thư giãn, ngâm mình mà không phải để tắm. Thông thường bồn tắm đó sẽ dùng chung cho cả gia đình.

Bạn cần tắm rửa sạch sẽ bằng gáo hoặc vòi hoa sen trước khi bước vào bồn nước này.

Quy tắc này cũng áp dụng cho cả các nhà tắm công cộng hiện đại hoặc nhà tắm truyền thống. Tại những nơi này, bạn cũng cần cởi bỏ quần áo, buộc tóc gọn gàng, không để khăn tắm chạm nước và không bơi trong bể tắm chung.

5. Không xì mũi ở nơi công cộng

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 7.

Nên sử dụng khẩu trang khi bị cảm cúm để tránh lây lan vi trùng sang người khác. Ảnh: Oyster

Xì mũi ở nơi công cộng bị người Nhật xem là điều không bình thường, rất mất lịch sự. Trong trường hợp cảm cúm, dị ứng mũi, bạn nên tìm một nhà tắm công cộng và xì mũi.

6. Không để lại tiền tip

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 8.

Đây là một nét văn hóa đặc biệt và trái ngược với các nước phương Tây. Ảnh: Anastasiya Aleksandrenko/Shutterstock

Tại Mỹ, tiền tip được coi như hành động lịch sự, văn hóa, nhưng ở Nhật thậm chí bị coi là sự sỉ nhục.

Dù trả tiền mua hàng trong siêu thị, nhà hàng, quán cà phê hay taxi, bạn cũng nên trả đúng giá của sản phẩm và nếu có thể, hãy nhận lại tiền thừa.

8. Tránh các cuộc trò chuyện qua điện thoại khi đi ở nơi công cộng

Người Nhật có xu hướng sử dụng điện thoại di động của họ một cách kín đáo và sẽ giữ các cuộc trò chuyện qua điện thoại ngắn gọn và yên tĩnh nhất khi ở nơi công cộng.

Khi đi du lịch bằng phương tiện công cộng, nhiều người sử dụng điện thoại để nhắn tin, nghe nhạc, xem video hay đọc sách, nhưng các cuộc gọi điện thoại rất hiếm.

Nếu bạn nhận cuộc gọi ở nơi công cộng, cố gắng nói nhỏ và ngắn gọn nhất có thể hoặc di duyển đến nơi ít người hơn để nghe.

9. Không dùng ngón tay chỉ trỏ

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 9.

Chỉ tay vào người hoặc vật được xem là hành vi rất thô lỗ ở Nhật Bản. Ảnh: Beer5020/Shutterstock

Thay vì sử dụng một ngón tay để trỏ vào cái gì đó, người Nhật sử dụng cả bàn tay để nhẹ nhàng cho người nghe thấy những gì họ muốn chỉ.

10. Không chan nước tương lên cơm của bạn

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 10.

Ảnh: Oyster

Nhiều người có thói quen chan canh, chan nước tương, nước sốt vào bát cơm để ăn vì thấy ngon miệng, nhưng trong bữa ăn của người Nhật, điều này là tối kỵ.

Bạn chỉ nên chan nước tương/sốt lên món ăn dùng cho loại nước tương đó. Ví dụ Sushi chấm nước tương Ponzu, bơ thường được ăn cùng với nước tương Tamari…

11. Tránh trao và nhận đồ vật bằng một tay

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 11.

Ở Nhật, cả hai tay luôn được sử dụng khi cho và nhận đồ vật, bao gồm những đồ vật nhỏ như danh thiếp đến những vật lớn hơn như hộp quà to. Ảnh: Oyster

Khi thanh toán tại cửa hàng hoặc quán cà phê, người Nhật thường đặt tiền vào khay nhỏ bên cạnh quầy tính tiền thay vì giao trực tiếp cho thủ quỹ.

12. Lịch sự khi uống rượu

Đi Nhật chơi cần nhớ 12 quy tắc ứng xử để tránh rắc rối - Ảnh 12.

Ảnh: Oyster

Khi giao lưu uống rượu với bạn bè hoặc đồng nghiệp, hãy rót đầy ly của mỗi người trong bàn tiệc khi họ đã uống hết mà không phải chỉ làm điều đó cho riêng bạn.

Giữ chai bằng hai tay khi rót rượu cho người khác. Đây là một hành động lịch sự, thể hiện sự tôn trọng cho người được rót rượu.


MINH QUÂN (Theo Business Insider)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp