14/01/2016 20:32 GMT+7

5 điều nhớ khi phượt tết bằng môtô PKL 

TRÙNG DƯƠNG
TRÙNG DƯƠNG

TTO - An toàn là điều phải đặt lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi, đặc biệt với cộng đồng chơi môtô (biker) thích “phượt” dịp tết.

Những cung đường phía trước rất thú vị nhưng người lái môtô PKL cần hết sức thận trọng khi phượt tết - Ảnh: motorbikewriter
Những cung đường phía trước rất thú vị nhưng người lái môtô PKL cần hết sức thận trọng khi phượt tết - Ảnh: motorbikewriter

Vậy trước mỗi chuyến đi, chúng ta cần lưu ý gì để hành trình “phượt” môtô PKL trở nên an toàn và thú vị. 

1 - Dành cho “người tình trăm năm”

Mỗi cung đường, thời tiết, thời điểm của hành trình có những lưu ý riêng cho dân “phượt”. Tuy vậy, có những quy định chung mà phần lớn các biker nên hiểu rõ sau đây.

Trước khi thực hiện chuyến đi dài, biker nên tuân thủ nguyên tắc T-CLOCS cho “người tình trăm năm” của mình, được Tổ chức Motorcycle Safety Foundation khuyến nghị.

 

- T (Lốp xe): kiểm tra kỹ, tránh tình trạng nổ hay xì lốp khi chạy. Khi lốp có dấu hiệu dư hoặc non hơi, phải điều chỉnh, nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành xe.

- C (Điều khiển): các biker phải lưu ý cần số, chân phanh, tay côn, tay phanh, dây cáp, ống dầu… Trong đó lưu ý đặc biệt đến phanh, côn và ga.

- L (Đèn chiếu sáng): kiểm ra đèn pha với 2 chế độ: chiếu gần và xa; đèn xinhan, đèn hậu (đặc biệt cần thiết khi đi trên quốc lộ vào ban đêm). Ngoài ra, biker cũng nên kiểm tra kỹ ăcquy, gương chiếu hậu.

- O (dầu): nếu cận kề ngày kiểm tra định kỳ, các biker nên thay dầu động cơ sớm hơn, đồng thời cũng chú ý bình dầu phanh.

- C (khung xe): nên kiểm tra kỹ khung xe, hệ thống giảm shock, dây xích… nó giúp xe hoạt động tốt, giữ ổn định khi vào khúc cua hay chạy tốc độ cao.

- S (chân chống): các biker luôn nghĩ rằng chân chống chỉ tác giúp chống đỡ xe khi dừng. Tuy nhiên, rất bất tiện, phiền toái nếu chân chống (đứng và ngang) có vấn đề.

 

2 - Những vật dụng cần thiết cho một chuyến “phượt” của những biker PKL

Mũ bảo hiểm: các biker cần trang bị cho mình loại mũ bảo hiểm xịn, chất lượng. Khi gặp sự cố không mong muốn, đội mũ bảo hiểm giúp giảm 69% nguy cơ chấn thương đầu, và 42% nguy cơ tử vong. Các biker nên chọn loại mũ full-face có kinh chống bám sương mù và nước, không chọn những mũ bảo hiểm gây khó chịu.

Áo khoác, quần và phục kiện: phải tạo sự thoải mái, được làm từ những chất liệu xịn, chống mài mòn. Riêng áo nên có sọc phản quang, màu sắc nổi bật, nhằm đảm bảo các xe khác có thể thấy bạn vào ban đêm.

Găng tay và giày: chọn cỡ phù hợp, chất liệu xịn. Găng tay phải thuộc dạng dày, chống nước và có cao su bên trong, chống trượt. Giày nên chọn loại cổ cao, có thể chống dầu, nước, khi có sự cố sẽ giảm thiểu phần nào việc phỏng và chấn thương chân.

Ngoài ra, bạn nên mang theo một số thứ như: áo mưa, đèn pin, túi thuốc cá nhân, sạc điện thoại, dây thừng (kéo xe trong trường hợp xe bị lầy xình), chai nước, giấy tờ, thẻ ATM và một khoản tiền vừa đủ.

Hạn chế mang đồ đạc cồng kềnh, mắc tiền.

3 - Tuân thủ cách lái an toàn

Không gượng ép bản thân để theo kịp các xe trong đoàn, nhất là khi chúng ta chưa nhiều kinh nghiệm và non nớt trong việc cầm lái. Lưu thông đúng làn đường và giữ khoảng cách an toàn với xe khác.

Khi lái, nên hướng tầm nhìn lên, không nên nhìn trực tiếp phía trước. Như vậy, biker dễ điều khiển tốc độ, đồng thời cũng dễ quan sát những vật cản và nhận biết các nguy cơ có thể gây tai nạn.

Tạo thói quen luôn đặt ngón tay trên phanh. Sự cân bằng giữa tay ga và phanh là điều quan trọng khi bạn điều khiển xế cưng ở các khúc cua. Nên tập phanh trên nhiều loại địa hình: cát, sỏi với các tốc độ khác nhau, khi dừng xe nên chọn điểm có bề mặt bằng phẳng, không đọng nước, dơ… tránh trường hợp xe mất thăng bằng.

Chân luôn đặt đúng vị trí trên gác chân, giúp hệ thống giảm shock làm việc tốt hơn. Tránh chạy trong khu vực điểm mù của xe khác. Mặt khác, luôn quan sát đường sá, không bám hoặc tông đuôi xe khác.

Đặc biệt, biker phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật an toàn giao thông (không vượt quá tốc độ cho phép, sai làn đường, vượt đèn đỏ, ngược chiều, uống bia rượu khi lái xe).

4 - Tuân thủ quy luật “phượt” theo đoàn

Không vượt xe dẫn đầu trong bất kỳ tình huống nào và không tự ý tách đoàn. Nếu có sự cố gì cần phải báo với người chốt đoàn. Khi qua khu dân cư, các biker nên duy trì đều tốc độ, tối đa 40km/h.

Khoảng cách giữa các xe phải theo đúng quy định từ 20-40m trên quốc lộ, cao tốc và 10-20m trong dân cư, đô thị.

Không nên lấn trái, vượt xe cùng chiều khi leo - đổ đèo. Tránh phanh gấp khi xuống dốc, nên nhấp nhả để vừa hãm tốc vừa tránh hư cho má phanh do nóng. Không nên giữ phanh liên tục.

Khi vào cua nên giảm tốc độ, về số, đặc biệt không nên phanh khi cua. Khi qua cua không nên tăng tốc đột ngột, chỉ nên tăng nhẹ và đều. Đảm bảo đèn ở đuôi xe sáng khi giảm tốc.

Người chốt đoàn phải là người đi cuối, đảm bảo không xe nào tụt lại, và đảm bảo khoảng cách giữa các xe.

Một số dấu hiệu các biker nên chú ý khi đi “phượt” cùng đoàn - Ảnh: motobikewriter, việt hoá: Trùng Dương.
Một số dấu hiệu các biker nên chú ý khi đi “phượt” cùng đoàn - Ảnh: motobikewriter, Việt hóa: Trùng Dương.

5 - Nhận biết các dấu hiệu bằng tay khi “phượt” 

Đó là những dấu hiệu được phát ra từ người dẫn đầu, nhằm đưa ra chỉ thị về việc: giảm tốc, báo có ổ gà, yêu cầu chạy 1 hàng, dừng nghỉ hay phải bật đèn tín hiệu… Nếu người dẫn đoàn ra dấu hiệu tốt kết hợp ăn ý với những thành viên trong đoàn, tần suất an toàn của cả đoàn cũng tốt hơn.

Bạn đọc là người có "kinh nghiệm trận mạc" trong những chuyến đi xa hay "phượt" tết, xin vui lòng chia sẻ với TTO ngay tại ô Bình luận bên dưới bài viết. Chân thành cảm ơn.
TRÙNG DƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp