26/05/2019 08:58 GMT+7

Du lịch 'đói' nhân lực chất lượng cao

NHƯ BÌNH
NHƯ BÌNH

TTO - Việc thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng được xem là rào cản đối với ngành du lịch cao cấp mà Việt Nam hướng đến.

Du lịch đói nhân lực chất lượng cao - Ảnh 1.

Nhiều sinh viên và các bạn trẻ ứng tuyển tại ngày hội tuyển dụng JobFair 2019, ngày 25-5 - Ảnh: N.BÌNH

Nhiều chương trình liên kết đào tạo được triển khai nhằm cải thiện nguồn nhân lực hiện nay, dần dần đáp ứng nhu cầu thực tế.

Tìm được người là mừng rồi!

Bên lề hội thảo "Tạo những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng" do CLB Quản lý buồng Việt Nam tổ chức ngày 25-5, ông Nguyễn Quang - chủ tịch CLB Quản lý buồng Việt Nam - cho biết trong 10 năm gần đây, số lượng bạn trẻ nộp đơn theo học nghề phòng buồng (housekeeping) không còn nhiều, các khách sạn đang chấp nhận tuyển những nhân sự không có kỹ năng hay được đào tạo chuyên nghiệp để làm việc.

Thậm chí nhiều đơn vị chấp nhận lấy lao động chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, lao động cao tuổi để đủ người làm. Theo ông Quang, chất lượng dịch vụ các khách sạn Việt Nam hiện nay, đặc biệt là chất lượng dịch vụ buồng phòng khó cải thiện và thiếu ổn định do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Với các khách sạn tập đoàn quốc tế, nhờ có hệ thống giám sát, theo dõi quy trình chặt chẽ nên vẫn duy trì được đẳng cấp chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế, ổn định.

Tuy nhiên, các khách sạn Việt Nam, đặc biệt là những khách sạn đơn lẻ chưa có bộ quy trình chuẩn, nếu có cũng thiếu những người đào tạo bài bản, không có người giám sát dẫn đến chất lượng không ổn định. "Khi nhân lực yếu mà hệ thống giám sát, kiểm soát không chặt chẽ, chất lượng dịch vụ trở nên thiếu ổn định", ông Nguyễn Quang nói thêm.

Ông Nguyễn Hữu Thọ - chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam - cũng thừa nhận ngành lưu trú đối mặt với nhiều thách thức, trong đó là nỗ lực tăng chỉ số sự hài lòng của du khách đến Việt Nam. Dù ngành du lịch Việt Nam tăng cường sự hiện diện thông qua các kênh truyền thông, nâng cao chất lượng du lịch, ứng dụng công nghệ số... nhưng nhân sự vẫn là bài toán then chốt, đặc biệt du lịch Việt Nam tăng trưởng cao trong những năm gần đây.

Năm 2019, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón tiếp 18 triệu lượt khách quốc tế, nhiều cơ sở lưu trú lớn, đạt tiêu chuẩn khách sạn 5 sao cũng được đưa vào hoạt động, góp phần làm cho số lượng phòng tăng đáng kể. 

"Nhiều khách sạn duy trì được thương hiệu và đẳng cấp quốc tế, không ít khách sạn được tổ chức quốc tế vinh danh. Nhưng nếu nói về sự tinh tế, chuyên nghiệp thì chúng ta vẫn còn thiếu, bắt nguồn từ việc thiếu nhân lực có tay nghề cao", ông Thọ nói thêm.

Đào tạo theo đơn đặt hàng

Cùng ngày, tại ngày hội tuyển dụng JobFair do Trường cao đẳng quốc tế Kent, một thành viên của Vietravel, tổ chức ở TP.HCM, bạn Thùy Anh (25 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết khá bất ngờ vì các câu hỏi của nhà tuyển dụng đều không liên quan đến bằng cấp, chuyên ngành mà tập trung vào phát triển cá nhân, tính cách và kỹ năng sống. 

"Có nhà tuyển dụng đưa ra tình huống mà du khách gặp khó và yêu cầu tôi xử lý. Họ còn hỏi kế hoạch 5 năm tới của tôi là gì", Thùy Anh chia sẻ.

Theo bà Thái Thị Phương Hòa - phó tổng giám đốc Trường cao đẳng quốc tế Kent, sản phẩm dịch vụ là một rào cản đáng kể của hầu hết nhân sự mới. Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, yêu cầu đầu tiên mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra là ngoại ngữ, tiếp đến là kỹ năng chăm sóc khách hàng. Đây là những yếu tố chỉ có được dựa trên chương trình học gắn với thực tế.

"Nhân sự ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa được đào tạo bài bản chuyên sâu như trong quản trị khách sạn, hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc chưa có bằng cấp được quốc tế công nhận. Do đó, hơn 50% thời lượng trong chương trình đào tạo của chúng tôi là thực hành, làm việc tại các doanh nghiệp chứ không chỉ đào tạo chuyên môn sâu. Khi ra trường, sinh viên đã có kinh nghiệm nên hoàn toàn bắt nhịp được với công việc...", bà Hòa nói.

Trong ngày hội JobFair năm nay, các doanh nghiệp mang đến hơn 100 vị trí tuyển dụng từ cấp quản lý đến nhân viên, ngành nghề đa dạng, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Vietnam Airlines (VNA), Jetstar Pacific, TECS, NTCS, Bamboo Airways... 

Ước tính có hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế tham gia, trong đó hơn 50% là các doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái ngành du lịch như các hãng hàng không, tập đoàn khách sạn...

Một trong những mục tiêu của ngày hội là kết nối sinh viên các trường đại học đang theo mong muốn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Thông qua ngày hội tuyển dụng này, các doanh nghiệp, trường học cũng đã ký cam kết ưu tiên tuyển dụng, trong đó liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng đảm bảo các chương trình giảng dạy bám sát thực tế, chuẩn quốc tế, tập trung các kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, thích nghi với công việc...

Thiếu nhân sự, ứng dụng công nghệ gặp khó

Theo bà Đỗ Thị Hồng Xoan - chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam, tính đến hết năm 2018 cả nước có 28.000 cơ sở lưu trú với 556.000 buồng, tăng 9,3% lượng cơ sở lưu trú, 9,4% lượng buồng so với năm 2017. Trong đó, hiện có 145 khách sạn 5 sao với hơn 47.100 buồng trên toàn quốc.

Tuy vậy, chất lượng nhân sự chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành du lịch, sự thiếu hụt nguồn nhân lực tay nghề cao dẫn đến sự hài lòng của khách hàng chưa nhiều. Ngoài ra, các khách sạn cũng đối mặt với thách thức ứng dụng công nghệ cao, hạn chế về giải pháp công nghệ do sự thiếu hụt nhân lực lẫn tài lực.

Gấp rút đào tạo nhân lực ngành du lịch

TTO - Bộ GD-ĐT vừa ban hành cơ chế đặc thù đào tạo ngành du lịch, với một loạt quy định tương đối thoáng so với quy định chung.

NHƯ BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp