21/09/2020 16:33 GMT+7

Du lịch Đà Nẵng bị thổi bay 26.000 tỉ đồng

TẤN LỰC
TẤN LỰC

TTO - Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, dự kiến năm 2020 TP chỉ đón được 2,7 triệu lượt khách, giảm 68,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Du lịch Đà Nẵng bị thổi bay 26.000 tỉ đồng - Ảnh 1.

Nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng vẫn chưa mở cửa đón khách sau dịch - Ảnh: TẤN LỰC

Tổng thu từ ngành du lịch Đà Nẵng ước đạt hơn 10.000 tỉ đồng, giảm 65,1%. Ước tính thiệt hại tổng thu của ngành du lịch dự kiến khoảng 26.000 tỉ đồng.

Tổng số lao động tại Đà Nẵng phải tạm ngừng việc, nghỉ việc từ đầu tháng 8 đến nay hơn 31.000 người. Khoảng 250 (tương đương 25%) số khách sạn, căn hộ biệt thự đang phải rao bán.

Trước tình hình đó, Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đã đề xuất một số kiến nghị với TP và Chính phủ, gồm: giảm 50% thuế VAT, 100% thuế thu nhập doanh nghiệp ít nhất đến hết năm 2020; tiếp tục áp dụng chính sách giảm chi phí điện, nước ít nhất đến hết năm 2020 cho các doanh nghiệp du lịch.

Tiếp tục giảm sâu hơn lãi vay, giãn nợ, khoanh nợ, tạo điều kiện tiếp cận các khoản vay mới; điều chỉnh điều kiện tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ theo hướng thuận lợi hơn. Đề xuất với Tổng cục Du lịch nghiên cứu giảm khoản tiền ký quỹ cho các doanh nghiệp lữ hành, ít nhất đến hết năm 2021.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp, khu công nghệ của TP Đà Nẵng hiện vẫn trong tình trạng rất khó khăn sau đợt dịch COVID-19 vừa rồi.

Trước tình hình này, các doanh nghiệp Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ, TP có các gói hỗ trợ cụ thể để vực dậy tình hình sản xuất, kinh doanh những tháng cuối năm.

Du lịch Đà Nẵng bị thổi bay 26.000 tỉ đồng - Ảnh 2.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung - Ảnh: TẤN LỰC

1/3 nhà máy, xí nghiệp còn đình trệ sản xuất

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Trường Sơn, trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng, cho biết có tới 1/3, tương đương 150 trong tổng số 450 doanh nghiệp sản xuất chế tạo, nhà máy tại Đà Nẵng chưa hoạt động bình thường trở lại vì ảnh hưởng dịch bệnh.

Trong đó, các doanh nghiệp gặp khó về nguồn nguyên liệu, thiếu đơn hàng, thiếu chuyên gia nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, một số tạm dừng hoạt động.

Theo ông Sơn, trước mắt, Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng tiếp tục hỗ trợ công nhân và doanh nghiệp theo các chính sách chung của Nhà nước trong đợt dịch thứ nhất. Đồng thời, đang khảo sát thiệt hại cụ thể của từng doanh nghiệp để làm cơ sở trình thành phố xem xét hướng trợ giúp.

Ông Phạm Bắc Bình, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Đà Nẵng, thì cho biết hiện hầu hết các doanh nghiệp hội viên vẫn đang tê liệt, chưa thể phục hồi sản xuất kinh doanh. Trước tình hình này, hiệp hội đã có kiến nghị gửi Chính phủ đề nghị có chính sách riêng hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng hiện nay.

Trong đó, xem xét giải pháp giảm lãi suất, giãn nợ gốc và lãi. Cho phép gia hạn nộp thuế năm 2020 sang 2021 để doanh nghiệp tích lũy nguồn vốn vực dậy sản xuất kinh doanh, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm phí lưu thông đường bộ và một số kiến nghị khác.

Đất Đà Nẵng rớt giá thê thảm, nhiều người vỡ nợ Đất Đà Nẵng rớt giá thê thảm, nhiều người vỡ nợ

TTO - Sau thời gian ngắn 'sốt' giá, từ đầu năm 2020 trở lại đây đất ở Đà Nẵng rớt giá, người bán ồ ạt nhưng không có người mua. Nhiều đại gia vỡ nợ, trong khi nhà đầu tư bất động sản đang 'ôm bom'.

TẤN LỰC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp