17/04/2025 12:27 GMT+7

Dự kiến sau sắp xếp, tên 9 huyện được đặt cho xã, phường mới ở Bình Phước

Theo dự thảo sau sắp xếp, tên của 9/11 huyện, thị xã, thành phố ở Bình Phước được giữ lại, 2 đơn vị mất tên.

sắp xếp - Ảnh 1.

Đồng Xoài là một trong chín đơn vị hành chính cấp huyện được giữ lại tên sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Trong ảnh: Một góc thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - Ảnh: A LỘC

Ngày 17-4, UBND tỉnh Bình Phước cho hay đang tiếp tục tổ chức lấy ý kiến người dân và tổ chức kỳ họp hội đồng nhân dân các cấp về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Việc này nhằm đảm bảo tổng hợp đầy đủ ý kiến người dân trên địa bàn trước khi hoàn thiện đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Giữ 9 tên huyện sau sắp xếp

Theo dự thảo đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Phước, sau sắp xếp 111 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay thực hiện việc sáp nhập nguyên trạng thành 42 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 62,1% so với trước khi sắp xếp.

Về tên gọi của phường, xã mới sau sáp nhập, có 9/11 huyện, thị xã, thành phố giữ lại tên, bao gồm: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long, Chơn Thành, Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Phú, Bù Đăng. Riêng tên của hai huyện Bù Đốp và Hớn Quản không được giữ lại.

Cụ thể, nhập 3 phường Hưng Long, Thành Tâm và Minh Thành (thị xã Chơn Thành) thành phường Chơn Thành. Trụ sở tại trung tâm hành chính thị xã Chơn Thành.

Nhập các phường An Lộc, Hưng Chiến, Phú Đức (thị xã Bình Long) và xã Thanh Bình (huyện Hớn Quản) thành phường Bình Long. Trụ sở tại trung tâm hành chính thị xã Bình Long.

Nhập xã Tân Thành và phường Tiến Thành (thành phố Đồng Xoài) thành phường Đồng Xoài. Trụ sở tại phường Tiến Thành.

Nhập các phường Long Thủy, Thác Mơ, phường Sơn Giang và xã Phước Tín (thị xã Phước Long) thành phường Phước Long. Trụ sở tại phường Long Thủy.

Nhập các xã Lộc Thái, Lộc Thuận và thị trấn Lộc Ninh (huyện Lộc Ninh) thành xã Lộc Ninh. Trụ sở đặt tại trung tâm hành chính huyện Lộc Ninh.

Nhập 2 xã Bù Nho và Phú Riềng (huyện Phú Riềng) thành xã Phú Riềng. Trụ sở làm việc tại trung tâm hành chính huyện Phú Riềng.

Nhập thị trấn Tân Phú, xã Tân Tiến, xã Tân Lập và xã Tân Hòa (huyện Đồng Phú) thành xã Đồng Phú. Trụ sở tại trung tâm hành chính huyện Đồng Phú.

Nhập xã Đoàn Kết, xã Minh Hưng và thị trấn Đức Phong (huyện Bù Đăng) thành xã Bù Đăng. Trụ sở tại trung tâm hành chính huyện Bù Đăng.

Thành lập xã Bù Gia Mập trên cơ sở nguyên trạng xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập).

sắp xếp - Ảnh 2.

Theo dự kiến, phường mới Bình Phước được thành lập trên cơ sở nhập 6 phường, xã của thành phố Đồng Xoài và là địa phương có quy mô dân số lớn nhất. Trong ảnh: Một góc hồ Suối Cam thuộc phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, Bình Phước - Ảnh: A LỘC

Thành lập phường Bình Phước, dân số đông nhất

Sau sắp xếp, dự kiến thành lập phường mới tên Bình Phước trên cơ sở nhập 6 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Đồng Xoài, bao gồm các phường Tân Phú, Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Bình, Tân Xuân và xã Tiến Hưng.

Phường Bình Phước có quy mô dân số lớn nhất trong số 42 đơn vị hành chính mới với tổng dân số 111.440 người, trên diện tích 86,38km2. Trụ sở làm việc tại trung tâm hành chính thành phố Đồng Xoài.

Trong khi đó, dù giữ nguyên trạng nhưng Bù Gia Mập vẫn là địa phương lớn nhất trong số 42 xã, phường mới với diện tích 342,51km2. Phần diện tích này bao gồm một phần Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Quy mô dân số 8.274 người và phân bố rải rác, tỉ lệ cao đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là người S'tiêng và M'nông, gắn bó chặt chẽ với đất rừng và văn hóa bản địa.

Giữ lại địa danh sóc Bom Bo huyền thoại

Sóc Bom Bo - một trong những địa danh đã thành huyền thoại qua bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo do cố nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác.

Theo đó, xã Bom Bo được thành lập trên cơ sở nhập hai xã Bom Bo và xã Bình Minh (huyện Bù Đăng).

Xã Bom Bo có diện tích 245,87km², quy mô dân số 27.064 người. Trụ sở làm việc đặt tại xã Bom Bo.

Đặc biệt, Bom Bo là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc sáp nhập sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết, nâng cao chất lượng phục vụ, quản lý thống nhất và thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc.

Sau sắp xếp, giữ lại tên 9 đơn vị hành chính cấp huyện ở Bình Phước - Ảnh 3.Tháng 6 khởi công cầu Mã Đà nối Đồng Nai với Bình Phước

Dự án cầu Mã Đà kết nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước dự kiến khởi công trong tháng 6 và hoàn thành vào tháng 12-2025.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp