13/12/2024 11:14 GMT+7

Dự kiến hợp nhất hàng loạt, nhiều đơn vị của Bộ Công Thương có tên gọi mới thế nào?

Theo đề xuất sắp xếp, hợp nhất số đầu mối trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, sẽ giảm 5 đơn vị (từ 28 đơn vị xuống còn 23 đơn vị), tức giảm 17,8% số đầu mối.

Dự kiến hợp nhất hàng loạt, nhiều đơn vị của Bộ Công Thương có tên gọi mới thế nào? - Ảnh 1.

Nhiều đơn vị cục vụ của Bộ Công Thương sẽ có tên gọi mới theo đề xuất sắp xếp, hợp nhất - Ảnh: N.TRẦN

Theo báo cáo của Bộ Công Thương gửi Bộ Nội vụ đề xuất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, sẽ sắp xếp giảm nhiều cục vụ chức năng, hợp nhất nhiều đơn vị với nhiều tên gọi mới.

Bộ Công Thương hợp nhất nhiều đơn vị

Cụ thể, Bộ Công Thương đề xuất sẽ kết thúc hoạt động của các Ban Cán sự đảng, lập Đảng bộ Bộ Công Thương trực thuộc Đảng bộ Chính phủ theo yêu cầu và kế hoạch của Bộ Chính trị.

Kết thúc hoạt động của Văn phòng Ban Cán sự đảng, chuyển nhiệm vụ về Đảng bộ Bộ Công Thương. Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu, tổ chức các bộ phận thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Đồng thời sắp xếp các đơn vị gồm: Kết thúc mô hình tổ chức Tổng cục Quản lý thị trường. Thành lập Cục Quản lý giám sát thị trường nội địa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.

Với 63 Cục Quản lý thị trường ở địa phương sẽ chuyển về UBND các tỉnh, thành phố và kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Hợp nhất Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực, tên đơn vị mới sau sắp xếp dự kiến là Cục Điện lực.

Hợp nhất Cục Công Thương địa phương, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Vụ Khoa học và Công nghệ, tên cục mới sau sắp xếp dự kiến là Cục Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Đổi tên Vụ Kế hoạch - Tài chính thành Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp. Chuyển chức năng tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp và thương mại địa phương của Cục Công Thương địa phương về Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp.

Chuyển chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp của Cục Công Thương địa phương về Cục Công nghiệp.

Các đơn vị khác sẽ tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm các tổ chức bên trong.

Đối với đơn vị sự nghiệp, sẽ thực hiện sáp nhập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương vào Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương.

Bộ Công Thương cho hay nếu thực hiện sắp xếp, hợp nhất số đầu mối trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương giảm 5 đơn vị (từ 28 đơn vị xuống còn 23 đơn vị), tức giảm 17,8% số đầu mối.

Sáp nhập nhiều trường, viện

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức, Bộ Công Thương cũng có kế hoạch sắp xếp cụ thể.

Bao gồm sắp xếp 8 trường cao đẳng trực thuộc bộ đóng trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ và Hà Nội trong năm 2024-2025 (giảm 4 trường). Bao gồm, sáp nhập Trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên vào Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch; sáp nhập Trường cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp vào Trường cao đẳng Công nghiệp Việt - Đức.

Sáp nhập Trường cao đẳng Công Thương Phú Thọ vào Trường cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm; sáp nhập Trường cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội vào Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.

Sắp xếp 2 viện vào 2 trường đại học như sau: Sáp nhập Viện Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy nông nghiệp vào Trường đại học Công nghiệp Việt - Hung; sáp nhập Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu vào Trường đại học Công Thương TP.HCM.

Ngoài ra, các tổ chức khác sẽ tiếp tục duy trì hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế và Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước các dự án ngành năng lượng.

Các đơn vị này nhằm phục vụ hoạt động của hai ban chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời tiếp tục đánh giá hoạt động, nghiên cứu sắp xếp, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm các tổ chức bên trong.

Đối với các doanh nghiệp thuộc ủy ban quản lý vốn nhà nước do Bộ Công Thương quản lý ngành, lĩnh vực, tiếp nhận chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với 6 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Ba năm giảm được 243 biên chế

Cũng theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ năm 2022 bộ này có 6.451 số biên chế hành chính được giao, nhưng giảm được 108 biên chế, chiếm tỉ lệ 0,16% so với năm 2021; năm 2023 số biên chế 6.385, giảm 66 biên chế; năm 2024 6.316 biên chế, giảm 69 biên chế.

Như vậy giai đoạn 2022 - 2024 số biên chế được cắt giảm 243 biên chế, thực hiện theo quy định số lượng biên chế cắt giảm đến năm 2026 là 323 biên chế.

Dự kiến hợp nhất hàng loạt, nhiều đơn vị của Bộ Công Thương có tên gọi mới thế nào? - Ảnh 3.Chính phủ: Có giải pháp giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ khi tinh gọn bộ máy

Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và có giải pháp giải quyết chế độ, chính sách và các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp