Khách hàng trẻ có tiền ở Trung Quốc đang là “mục tiêu” của các công ty hàng xa xỉ thế giới - Ảnh: Reuters |
Thậm chí khả năng mua sắm của họ đang trở nên mạnh hơn: theo Global Blue, năm ngoái du khách Trung Quốc chi mạnh hơn đến 18% so với năm trước, hơn hẳn du khách Nga (chi tiêu tăng 14%) và khách Mỹ (4%).
Các nhãn hàng xa xỉ toàn cầu đang mở rộng kinh doanh ở Trung Quốc muốn tập trung nhiều vào đối tượng HENRY, viết tắt của cụm từ có nghĩa “những người có thu nhập cao nhưng chưa đạt mức giàu”, thay vì chăm chăm vào nhóm siêu giàu trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại.
Theo trang luxurysociety, HENRY ở Trung Quốc là tầng lớp đang nổi lên và giúp đẩy doanh số các nhãn hàng sang trọng.
Nhóm đối tượng HENRY xuất hiện ở các thị trường phương Tây vào đầu thập niên 2000 và giờ đây phát triển nhanh chóng ở những thị trường đang nổi.
Trang luxurysociety cho biết trong khi doanh số bán hàng xa xỉ đang chậm lại ở Trung Quốc, Hong Kong, châu Âu và người Trung Quốc có xu hướng chuyển từ du lịch theo nhóm sang du lịch tự túc, các nhãn hàng đang tìm cách tiếp cận nhóm đối tượng chững chạc và độc lập hơn.
Nhiều người trong số này thuộc nhóm HENRY.
Theo Reuters, những người trẻ thuộc nhóm HENRY tự hào về chủ nghĩa cá nhân của họ và coi thường những chiếc túi hiệu khoa trương hay những phụ kiện theo kiểu thư ký văn phòng.
Góp phần vào thói quen mua sắm của họ là mạng xã hội và các trang web bán lẻ nhiều nhãn hàng như trang ShangPin.com có trụ sở ở Bắc Kinh hay Yoox của Ý cùng các trung tâm mua sắm cao cấp như Lan Crawford và Galeries Lafayette.
Reuters dẫn lời giám đốc tiếp thị quốc tế của Yoox Luca Martines cho hay những người tiêu tiền hàng đầu trên trang web này là khách hàng Trung Quốc tuổi 25-35.
Ông Martines cho biết thêm nhóm khách hàng này sẵn sàng pha trộn các nhãn hàng thuộc thị trường ngách với các nhãn hàng lớn.
Các nhãn hàng có giá chấp nhận được như Tory Burch, Longines và Michael Kors cũng đang nhận được nhu cầu cao, trong khi những nhãn hàng đắt đỏ hơn như Cartier, Louis Vuitton và Gucci lại bị lạnh nhạt.
Trưởng khoa thời trang và dệt may thuộc Trường cao đẳng Nghệ thuật Lasalle Lionel Roudaut nhận xét:
“Người tiêu dùng Trung Quốc giờ đây có học hành hơn và ít rập khuôn hơn. Điều này có nghĩa là họ ít có khuynh hướng tạo bề ngoài giống một nhân viên thư ký. Internet cũng góp phần giúp họ tiếp cận được các sản phẩm mà họ không có được trước kia”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận