26/05/2023 10:25 GMT+7

Du học sinh ở Úc gặp khủng hoảng chỗ ở, khó sống vì hết tiền

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy các du học sinh tại Úc đang rất chật vật trước mức sống cao ngất ngưởng cùng khủng hoảng nhà ở, khó khăn chồng chất khó khăn.

Lạm phát, COVID-19 và cả sự kỳ thị đẩy nhiều du học sinh rơi vào cảnh túng quẫn ở Úc - Ảnh: AFP

Lạm phát, COVID-19 và cả sự kỳ thị đẩy nhiều du học sinh rơi vào cảnh túng quẫn ở Úc - Ảnh: AFP

Khi nhận được học bổng tiến sĩ từ một học viện danh tiếng tại Úc, du học sinh Julien Lubeek không nghĩ sẽ có ngày anh rơi vào cảnh vô gia cư và phải sống trong dịch bệnh.

Đại dịch COVID-19 xảy đến, buộc anh chàng du học sinh phải gia hạn thời gian theo học. Tiền học bổng cũng vì dịch mà "bay sạch". Trong 8 tháng sau đó, anh đã sống một cuộc sống lang bạt vì không đủ tiền thuê nhà hay mua thức ăn.

Sinh viên, học viên quốc tế tuy không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào của Chính phủ Úc trong khoảng thời gian đại dịch diễn ra nhưng được phép làm việc tới 40 giờ/tuần. Trên thực tế, làm việc nhiều như vậy là không thể đối với một du học sinh, Lubeek cho biết.

"Dù có một công việc ổn định, nhưng số tiền này không đủ giúp tôi trang trải tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt, đi lại, bảo hiểm y tế ở nước ngoài, thuốc men, thực phẩm", Lubeek chia sẻ với The Guardian

Lubeek không cô đơn. Đại học Monash vừa công bố báo cáo khảo sát hơn 60 sinh viên quốc tế tại Melbourne vào năm ngoái. 

Kết quả khảo sát cho thấy họ cũng đang phải gánh trên vai chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, chi phí đi lại thì quá cao và gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết theo quy định trong học tập và làm việc. Gần một nửa trong số đó rơi vào cảnh thiếu lương thực - một tỉ lệ gấp ba lần so với tỉ lệ toàn bộ dân số nước Úc.

Tác giả khảo sát, Tiến sĩ Beatriz Gallo Cordoba, cho biết bà bị sốc khi biết tình cảnh của những người được hỏi.

Trong cơn túng quẫn, thay vì được giúp đỡ, họ lại thường bị bủa vây bởi sự kỳ thị, nên buộc phải chật vật tìm cách giải quyết trong thầm lặng và dẫn đến kết quả học tập cũng như sức khỏe đi xuống. 

"Sẽ có những khó khăn không thể tránh khỏi khi vừa mới đi du học, và chúng tôi muốn hạn chế những trải nghiệm xấu nhất. Các trường đại học cũng cần phải có trách nhiệm hỗ trợ, nhưng họ không thể gánh vác việc này một mình", bà Cordoba nói.

Thượng nghị sĩ Mehreen Faruqi, người có quyền phát ngôn cho Đảng Xanh về giáo dục, nhận định "nước Úc đã khiến du học sinh thất vọng". 

Nữ nghị sĩ chỉ trích chính quyền vì đã tìm mọi cách "lôi kéo" du học sinh nhưng sau đó lại bỏ mặc họ trong thời kỳ khó khăn.

Với giá thuê cao ngất trời và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, giáo sư Lucas Walsh - đồng tác giả khảo sát - cho biết tình hình khó có thể cải thiện trong thời gian ngắn. 

Ông nói: "Sinh viên quốc tế là nhóm đối tượng cực kỳ dễ bị tổn thương trong đại dịch và ảnh hưởng của nó sẽ còn kéo dài".

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, bạn Đoàn Thảo Nhia (21 tuổi, du học sinh đang theo học tại Đại học Monash) cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Với mức sống hiện nay, cô chỉ có thể thuê nhà ở ngoại ô, muốn đi học hay vào khu vực trung tâm thì phải đi tàu mất 1, 2 tiếng. 

"Sau thời điểm đại dịch bùng phát, giá thuê nhà tăng cao ngất ngưởng. Từ 500-550 AUD (khoảng từ 7,6 - 8,5 triệu đồng) lên tới 700-800 AUD (khoảng từ 10,7 - 12 triệu đồng) thì mới có thể tìm được phòng ưng ý, gần trung tâm và trường học", cô bạn chia sẻ.

Du học sinh sẽ khó đưa thân nhân sang AnhDu học sinh sẽ khó đưa thân nhân sang Anh

Với các quy định mới sắp ban hành, du học sinh Việt Nam và nhiều nước cần lưu ý khi muốn đưa người thân sang Anh trong quá trình học.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp