19/07/2018 09:29 GMT+7

Du học phải là phù hợp

TS HOÀNG ĐỨC BÌNH 
(Đại diện Trường ĐH Bắc Đan Mạch tại Việt Nam)
TS HOÀNG ĐỨC BÌNH 
(Đại diện Trường ĐH Bắc Đan Mạch tại Việt Nam)

TTO - Trước câu hỏi “Du học tại chỗ, tại sao không?”, TS Hoàng Đức Bình - đại diện Trường ĐH Bắc Đan Mạch tại Việt Nam, có ý kiến rằng khi nghĩ đến du học, trước hết phải nghĩ đến sự phù hợp.

Du học phải là phù hợp - Ảnh 1.

Xây dựng một thái độ nhân văn và có trách nhiệm ngay trong quá trình học là điều nhiều phụ huynh mong mỏi khi chọn môi trường học tập cho con cái - Ảnh: M.G.

Từ đó, cũng có thể định nghĩa lại "thành công" là gì để có định hướng đúng.

Vì sao chọn ?

Mỗi năm người Việt chi hàng tỉ đôla Mỹ cho du học. Đơn giản đó là một thực trạng cho thấy mức độ đáp ứng thấp của nền giáo dục trong nước khi mà nhu cầu học tập của người dân ngày càng tăng lên tương ứng với thu nhập tăng lên.

Nền giáo dục của chúng ta, qua một thời gian rất dài, tập trung giảng dạy các yếu tố cơ bản của học tập, không quan tâm đến các khía cạnh khác của giáo dục.

Phụ huynh hiện nay hơn ai hết chính là những người được đào tạo trong nền giáo dục đó, hiểu yếu kém của nó thế nào nên lựa chọn một nơi học tốt hơn cho con của họ là một quyết định đáng ghi nhận.

Khi chưa có điều kiện ra nước ngoài, trong nước xuất hiện nhiều trường phổ thông quốc tế có môi trường và chất lượng giáo dục tiếp cận các nước phát triển. Tuy nhiên, có nhiều thứ đáng bàn ở đây trong cái gọi là "quốc tế" của nhiều trường.

Nếu cho rằng một trường quốc tế là nơi tổ chức đào tạo các chương trình tiên tiến tại Việt Nam theo những tiêu chuẩn cụ thể của các tổ chức hoặc vùng quốc tế như IB, Edexcel hoặc Cambridge thì nhiều trường tại Việt Nam không đáp ứng được.

Khá nhiều trường chỉ có chữ quốc tế trong tên trường, cộng thêm cơ sở vật chất khá và tăng thêm một phần ngoại ngữ để hình thành nên các trường quốc tế. Các trường như thế này có thể đã gây nên sự mập mờ và ngộ nhận cho phụ huynh, gây mất lòng tin cho loại hình học tập này.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT vào năm 2017, cả nước có 299 chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục ĐH đã cấp phép, trong đó có hơn 2/3 đang hoạt động. Cá nhân tôi thấy một số chương trình liên kết có chất lượng, đáng tin cậy nhưng cũng có nhiều chương trình liên kết luôn ở tình trạng khó tuyển sinh do cả vấn đề học phí và chất lượng đào tạo.

Học phí cao, ngoài chi phí cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy đáp ứng các yêu cầu thì chi phí để đưa giảng viên từ nước ngoài sang dạy luôn chiếm một khoản lớn. Vì chi phí lớn, nhiều nơi đã không đáp ứng các vấn đề trên, hậu quả là chương trình không đáp ứng được chất lượng như kỳ vọng.

Một lý do khác, nhiều trường tại Việt Nam đã chọn các đối tác không có chất lượng trong việc hợp tác, thường các chương trình này sau đó cũng không được quản lý đào tạo tốt như thông tin tuyển sinh, gây thiệt thòi cho người học.

Thành công không có mẫu số chung

Với các trường ĐH tại Việt Nam, điểm mà tôi còn ưu tư là các trường vẫn còn làm theo kiểu thí điểm, nhiều trường đến nay chương trình đào tạo vẫn còn như cách 10-15 năm trước. Hầu hết các trường vẫn đang theo cách đến mùa tuyển sinh, tuyển rồi dạy, dạy rồi thi, thi rồi cho tốt nghiệp mà không có gì hơn.

Thường thì người ta hay nói do cơ chế, tôi tin các trường khác đang thành công họ cũng đang cùng cơ chế với các trường còn lại. Vấn đề chính, yếu tố quan trọng hàng đầu là chiến lược phát triển thực chất của từng trường.

Tuy nhiên, nhìn về cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng tốt, tôi tin cả trong nước cũng có, không chỉ ở nước ngoài, vấn đề là tốt hay cao đến đâu mà thôi.

Học tập trong nước vẫn có thể tạo lập nền tảng kiến thức cho công việc cả trong nước và nước ngoài. Rõ ràng có rất nhiều trường có chất lượng cao và rất cao ở nước ngoài nhưng không phải ai từ Việt Nam đi du học đều được học tại các trường đó.

Thêm vào đó, không phải ai học từ nước ngoài về hoặc học rồi ở lại nước ngoài đều thành công trong nghề nghiệp của mình. Thành công trong học tập và sự nghiệp theo tôi cần thiết phải xuất phát từ sự phù hợp.

Một sự đầu tư phù hợp vào chương trình bao gồm cả xác định được định hướng nghề nghiệp, chọn môi trường học thích hợp, học tốt trong chương trình và biết mình học để làm gì, xây dựng một thái độ nhân văn và có trách nhiệm ngay trong quá trình học, sau đó ra trường tìm kiếm cho mình một công việc thích hợp và có thử thách.

Với tôi, thành công bao gồm nhiều thứ: có một công việc yêu thích và có thăng tiến, có một thu nhập lo được cho mình và cho những người xung quanh, làm được những công việc có ích cho mình và cho cộng đồng.

Tọa đàm "Du học tại chỗ, tại sao không?"

Mỗi năm phụ huynh Việt chi hàng tỉ đôla Mỹ cho con du học nước ngoài, cả bậc phổ thông và ĐH. Tuy vậy, thành công trong học tập và sự nghiệp cần thiết phải xuất phát từ sự phù hợp. Làm thế nào để chọn trường, chương trình học phù hợp đáp ứng kỳ vọng? Du học tại chỗ có những thuận lợi ra sao cả về chi phí, môi trường học tập và cơ hội nghề nghiệp? Các trường đã cải thiện chất lượng theo hướng quốc tế hóa thế nào? Những hạn chế nào các trường trong nước cần phải thay đổi để thu hút người học?

Đại diện Bộ GD-ĐT, các trường ĐH, chuyên gia giáo dục, những sinh viên đã chọn học tại VN sẽ chia sẻ, trao đổi chi tiết về các vấn đề này tại tọa đàm "Du học tại chỗ, tại sao không?" diễn ra từ 9h sáng 19-7 tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ. Tọa đàm do báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự đồng hành của Trường ĐH quốc tế RMIT Việt Nam và Trường quốc tế Bắc Mỹ (SNA).

Du học tại chỗ, tại sao không?

TTO - Đây chính là câu hỏi mà nhiều người học băn khoăn và rất muốn tìm được câu trả lời từ hệ thống các trường có mặt tại Việt Nam.

TS HOÀNG ĐỨC BÌNH 
(Đại diện Trường ĐH Bắc Đan Mạch tại Việt Nam)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp