18/08/2023 10:28 GMT+7

Dự báo miền Bắc thiếu điện, khoảng 2.000MW trong 2 năm tới

Theo tính toán, nguồn điện cần bổ sung là từ 4.000 - 5.000MW, song công suất bổ sung lại thấp hơn so với nhu cầu, dẫn đến thiếu điện.

Hội nghị triển khai kế hoạch tiết kiệm điện của Bộ Công Thương - Ảnh: N.KH.

Hội nghị triển khai kế hoạch tiết kiệm điện của Bộ Công Thương - Ảnh: N.KH.

Ngày 18-8, hội nghị tiết kiệm điện mùa nắng nóng, do Văn phòng Ban chỉ đạo tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) và Cục Điều tiết điện lực chủ trì tổ chức, diễn ra ở Hà Nội.

Thông tin về tình hình cung cấp điện, ông Trần Viết Nguyên - phó trưởng ban kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - cho hay trong các tháng cao điểm, phụ tải điện tăng cao khi có thời điểm lên tới hơn 900 triệu kWh, công suất cực đại đạt hơn 43.000MW vào ngày 19-5.

Trong khi đó hiện tượng El Nino khiến mực nước thủy điện về rất thấp, nhà máy nhiệt điện than có mức độ khả dụng không cao, thiếu nhiên liệu. Nguồn điện bị thiếu hụt do khô hạn dẫn tới việc cân bằng cung cầu tháng 5, 6 vừa qua là cực kỳ khó khăn.

Năm 2024 - 2025, nhu cầu điện tiếp tục tăng, đặt ra yêu cầu phải bổ sung nguồn điện. Theo tính toán, nguồn điện cần bổ sung là từ 4.000 - 5.000MW, song công suất bổ sung lại thấp hơn so với nhu cầu, dẫn đến thiếu điện.

"Khu vực phía Bắc vốn có phụ tải tăng trưởng cao nên có thể thiếu tối đa gần 2.000MW công suất trong các năm 2024-2025" - ông Nguyên nói.

Trong bối cảnh đó, yêu cầu tiết kiệm điện đặt ra hết sức cấp bách. Cụ thể, EVN đưa ra giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện triệt để tiết kiệm điện, đưa ra chỉ tiêu tối thiểu 10% tiết kiệm điện với các đơn vị; vận động khách hàng công nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải...

Kết quả, riêng tháng 5 và 6 mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 220 triệu kWh (tương ứng khoảng 1% tổng nhu cầu). Đây là kết quả tiết kiệm của 4 nhóm ngành gồm: hành chính sự nghiệp, chiếu sáng công cộng, chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời và cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

Theo ông Nguyên, nếu tính tổng lượng điện tiết kiệm của các hộ tiêu thụ khác, lượng điện tiết kiệm có thể cao hơn và có thể đạt mức 2%. 

Với mức tiết kiệm như vậy, cả nước có thể tiết kiệm được khoảng 5 tỉ kWh, tương đương việc chúng ta không phải đầu tư nhà máy nhiệt điện than 1.200MW công suất.

Nhiệm vụ trong thời gian tới, ông Nguyên cho biết sẽ tập trung tiếp tục thực hiện mục tiêu tiết kiệm 2% nhu cầu tiêu thụ, giảm tổn thất điện năng trên toàn hệ thống điện xuống dưới 6% trong giai đoạn tới năm 2025.

Cạnh đó, giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia thông qua thực hiện các chương trình quản lý nhu cầu điện (DSM) và điều chỉnh phụ tải điện (DR), ít nhất 1.500MW vào năm 2025; phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.

Sử dụng điện tiết kiệm thường xuyên để trở thành thói quenSử dụng điện tiết kiệm thường xuyên để trở thành thói quen

Từ tháng 4 đến 7 thường là mùa nắng nóng. Nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tăng nhiều, dẫn đến lượng điện năng tiêu thụ tăng theo. Để đáp ứng được các nhu cầu điện, ngành điện đã nỗ lực rất nhiều để đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp