04/09/2023 20:52 GMT+7

Dự án hồ chứa 'nhấn chìm' hơn 600ha rừng ở Bình Thuận từng điều chỉnh thế nào?

Chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (tháng 5-2019).

Mô phỏng dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Mô phỏng dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Ban đầu, tổng diện tích sử dụng đất của dự án gần 694ha ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Trong đó có khoảng 680ha rừng, bao gồm rừng đặc dụng 162,55ha, rừng phòng hộ 0,91ha, rừng sản xuất 471,09ha, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng 45,85ha. Còn lại là diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 12,9ha.

Đến tháng 5-2023, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chính phủ trình tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này. Trong các nội dung điều chỉnh, diện tích sử dụng đất của dự án lên gần 698ha (tăng gần 4,5ha so với phê duyệt ban đầu).

Trong đó, đất có rừng khoảng 620ha (giảm 60,83ha) gồm đất rừng đặc dụng là 137,95ha (giảm 24,6ha), đất rừng phòng hộ là 0,51ha (giảm 0,4ha), đất rừng sản xuất là 440,4ha (giảm 30,69ha), đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72ha (giảm 5,13ha).

Đồng thời đất không có rừng tăng 60,14ha và diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01ha (tăng 5,13ha).

Diện tích sử dụng đất của dự án điều chỉnh do cập nhật lại diện tích đất có rừng theo số liệu kiểm kê hiện trạng rừng và xác định lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo hồ sơ khảo sát, thiết kế giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi.

Theo báo cáo của Chính phủ, diện tích rừng đặc dụng chỉ chiếm 0,6% diện tích lâm phần, thuộc ranh giới phía ngoài của khu bảo tồn, chất lượng rừng ở khu vực này ở mức trung bình, không phải là nơi sinh sống thường xuyên của loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm.

Thảo luận sau đó, hầu hết các đại biểu đồng tình với việc điều chỉnh và nhấn mạnh tầm quan trọng cần đẩy nhanh việc làm dự án. Công trình này sẽ giúp cải thiện và có tác động tốt tới môi trường và cải thiện đời sống dân sinh của địa phương.

Đại biểu cũng đặt vấn đề phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề trồng rừng thay thế. Bởi việc trồng rừng thay thế sẽ có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái.

Theo tỉnh Bình Thuận, mục tiêu dự án nhằm cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước thô cho khu công nghiệp, sinh hoạt của người dân. Mặt khác, hồ giúp phòng chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Do diện tích rừng lớn, khối lượng công việc đánh giá hiện trạng rừng và trồng rừng thay thế nhiều, việc thực hiện phải đảm bảo theo đúng các quy định nên thời gian triển khai bị kéo dài.

Mặt khác, quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi, các chi phí về trồng rừng thay thế, giải phóng mặt bằng, xây lắp và thiết bị tăng dẫn đến tăng tổng mức đầu tư, cần phải điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Hồ thủy lợi sẽ "nhấn chìm" hàng trăm ha rừng, trồng lại ra sao?Hồ thủy lợi sẽ 'nhấn chìm' hàng trăm ha rừng, trồng lại ra sao?

Khoảng 162,55ha là rừng đặc dụng, còn lại là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng phải nhường lại cho dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp