22/08/2023 15:05 GMT+7

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau ‘đứng hình’ vì thiếu cát

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang ‘đứng hình’ do thiếu cát san lấp, vướng mặt bằng và nhà thầu thi công huy động thiết bị, nhân sự còn chậm.

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau "đứng hình" vì thiếu cát - Ảnh: M.L.

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau "đứng hình" vì thiếu cát - Ảnh: M.L.

Ngày 22-8, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận - chủ đầu tư hai dự án thành phần tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đã có báo cáo tiến độ thi công về Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải).

Sau gần 8 tháng thi công, kể từ ngày 1-1-2023 đến nay, tiến độ toàn dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau bị chậm so với kế hoạch, mới đạt khoảng 7,5% đến hơn 8% sản lượng giá trị hợp đồng, chậm từ 4,5 - 5,6% tiến độ.

Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang cần xử lý gần 40km nền đất yếu. Tổng khối lượng đào hơn 610.000m3, tổng khối lượng cát cần đắp hơn 3,6 triệu m3. Các địa phương đã bàn giao 99% mặt bằng. Trong năm 2023, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang cần 3,3 triệu m3 cát san lấp.

Còn dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau cần xử lý gần 92km nền đất yếu. Tổng khối lượng đào hơn 2,3 triệu m3, tổng khối lượng cát cần đắp hơn hơn 13 triệu m3. Các địa phương đã bàn giao 96% mặt bằng.

Theo cam kết, 3 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long sẽ cung ứng 1,471 triệu m3 cát san lấp cho toàn dự án trong năm 2023. Trong đó, nhiều nhất là An Giang với 1,1 triệu m3, thông qua các mỏ Tân Lê Quang, Vạn Hưng Tùng, Trung Hậu - Tổng 68 và Hải Toàn.

Tuy nhiên, đến nay các nhà thầu chỉ mới ký hợp đồng được 2/4 mỏ cát tại An Giang và được cung cấp 110.000m3 cát. Đồng Tháp đã cung cấp đủ 371.000m3 và Vĩnh Long đang hoàn thiện thủ tục bàn giao mỏ. Như vậy, các tỉnh chỉ mới cung cấp cho dự án 14,5% nhu cầu cát san lấp trong năm 2023.

Thành phần cao tốc Hậu Giang - Cà Mau rải đá chờ cát san lấp - Ảnh: M.L.

Thành phần cao tốc Hậu Giang - Cà Mau rải đá chờ cát san lấp - Ảnh: M.L.

"Các mỏ ở An Giang chỉ mới lấy được 110.000m3 thì tạm dừng do giấy phép bị thu hồi. Nhu cầu cát đắp nền đường cho dự án rất lớn, trong khi đó việc thực hiện thủ tục mở mỏ mới rất chậm, không đáp ứng tiến độ dự án", Ban quản lý dự án Mỹ Thuận nêu.

Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cũng kiến nghị An Giang xem xét có kế hoạch hỗ trợ nhà thầu tiếp tục nhận 1,1 triệu m3 cát trong tháng 8 này. Sớm triển khai thủ tục cung cấp 2,2 triệu m3 để đảm bảo đủ 3,3 triệu m3 trong năm 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đồng Tháp xem xét hoàn thiện thủ tục bố trí 500.000m3 trong tháng 8. Quan tâm hỗ trợ cấp quyền khai thác các mỏ mới trong tháng 8 và tháng 9-2023. Vĩnh Long sớm hoàn thiện thủ tục mở mỏ cát trong tháng 9-2023.

Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho rằng nguyên nhân dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau chậm tiến độ là do thiếu nguồn vật liệu cát san lấp, vướng mặt bằng thi công. Nhiều tỉnh chưa hoàn thành đền bù, bố trí tái định cư.

Ngoài ra, nguyên nhân chậm còn do các nhà thầu chưa quyết liệt, khắc phục khó khăn tìm giải pháp thi công. Chưa huy động thiết bị, nhân sự đúng như cam kết.

Lo thiếu cát đắp nền, chuyên gia đề xuất xây cao tốc trên cao tại Đồng bằng sông Cửu LongLo thiếu cát đắp nền, chuyên gia đề xuất xây cao tốc trên cao tại Đồng bằng sông Cửu Long

Giải pháp táo bạo này được các chuyên gia xây dựng, vật liệu xây dựng đưa ra tại tọa đàm Thị trường vật liệu xây dựng - những điểm nghẽn và giải pháp, tổ chức ngày 10-6 tại Hà Nội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp