19/11/2024 13:02 GMT+7

Dự án 5 cửa ngõ: Giải bài toán vốn, mặt bằng... ra sao?

Trong quá trình góp ý về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án 5 cửa ngõ, các chuyên gia và nhà đầu tư đã đề xuất những giải pháp để đảm bảo tính khả thi và đẩy nhanh tiến độ dự án, trong đó có câu chuyện giải phóng mặt bằng và vốn đầu tư.

Giải bài toán vốn, mặt bằng... ra sao? - Ảnh 1.

Nhà dân "ôm" tuyến quốc lộ 50 hướng từ huyện Bình Chánh (TP.HCM) đi tỉnh Long An - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo các chuyên gia, giải phóng mặt bằng cho các dự án 5 cửa ngõ là yếu tố cốt tử mà TP phải đảm bảo để thu hút nhà đầu tư, triển khai các dự án đúng tiến độ; đồng thời phải quy định chế tài cụ thể các bên tham gia dự án, kể cả chủ đầu tư.

Việc huy động vốn không khó

Tại hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia và nhà đầu tư vào ngày 14-11 vừa qua, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Trần Quang Lâm cho biết TP từng triển khai các dự án BOT trên đường hiện hữu như dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1...

Tuy nhiên Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) không có quy định đầu tư theo hình thức này trên đường cũ. "Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách đầu tư hạn hẹp, chưa thể mở rộng các tuyến trục chính theo quy hoạch, TP đã mạnh dạn đề xuất và được Quốc hội cho phép triển khai trong nghị quyết 98", ông Lâm thông tin.

Theo ông Nguyễn Văn Ngợi - phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư xây dựng 194, nếu chưa thể đầu tư được hết một lần thì có thể phân kỳ đầu tư. TP nên đầu tư theo hướng tương lai để không quá lạc lõng so với các nước bên cạnh như Trung Quốc, Thái Lan...

Bởi quy hoạch giao thông các quốc gia này khác xa so với Việt Nam. Với nhà đầu tư, việc huy động vốn không khó do vốn trong dân còn rất nhiều.

TP cần có các tiêu chí, cơ chế để nhà đầu tư huy động vốn ngoài các tổ chức tín dụng hoặc của doanh nghiệp, cá nhân có vốn dư bằng cách phát hành trái phiếu...

Trong khi đó, theo một số chuyên gia, muốn làm các dự BOT thành công, trước hết cần có cơ chế đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể như mức phí, các hợp đồng BOT vừa qua cho phép tăng phí 3 năm/lần để đảm bảo phương án tài chính, song thực tế cơ quan thẩm quyền chưa tăng theo đúng lộ trình.

"Do đó cần có cơ chế đặc thù để đảm bảo trong trường hợp không được tăng, cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm gì, bù đắp doanh thu cho nhà đầu tư hay chia sẻ thế nào để nhà đầu tư yên tâm", một chuyên gia nói.

5 cửa ngõ: mặt bằng là vấn đề cốt yếu

Ông Lê Quốc Bình, tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, cho rằng thực tế thời gian qua nhiều dự án BOT khi thực hiện vướng mắc mặt bằng rất lâu, gây thiệt hại cho nhà đầu tư rất lớn.

Cho nên hồ sơ mời thầu cần xác định phải bàn giao 90% giải phóng mặt bằng thì nhà đầu tư mới bắt đầu thi công.

Cũng theo ông Bình, cần phải có chế tài cụ thể khi các bên không hoàn thành nhiệm vụ. Trong thực tế, Luật PPP chưa có quy định rõ nếu Nhà nước không thực hiện cam kết với nhà đầu tư thì ai phải chịu trách nhiệm về kinh phí phát sinh...

Trong khi đó, ông Cao Đăng Hoạt, chủ tịch Tập đoàn Định An, cho rằng dù đã được tách thành dự án riêng nhưng quá trình giải phóng mặt bằng của các dự án vẫn kéo dài.

Ngay cả khi Nhà nước đảm bảo 90% mặt bằng mới triển khai xây dựng, nhà đầu tư cũng sẽ mất đi nhiều cơ hội làm việc với các tổ chức tài chính để chuẩn bị nguồn vốn, nguồn lực nếu công tác giải phóng mặt bằng kéo quá lâu.

Ông Lê Quỳnh Mai, phó tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, góp ý rằng cần phải thống nhất tiêu chí mềm là phương án thu hồi vốn cho các dự án khoảng 20 năm, không nên để vòng đời dự án cao hơn.

Thứ hai, để minh bạch và công bằng, các dự án cần thu phí theo chặng (km) thay vì phương án thu theo lượt.

Cũng theo ông Mai, chi phí mặt bằng các dự án đa số rất cao, vượt qua 50% tổng mức đầu tư. Do đó cần thiết phải tính toán tách giải phóng mặt bằng thành một dự án riêng do cơ quan nhà nước thực hiện bởi công tác giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề khó khăn, khó thu hút nhà đầu tư.

Cửa ngõ giao thương phải được mở rộng tương xứng

Theo ông Trần Quang Lâm, đến nay Sở Giao thông vận tải đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 5 dự án BOT ở cửa ngõ TP để tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà đầu tư, các cơ quan ban ngành... về đánh giá tác động, phương án thiết kế đi trên cao hay dưới thấp, giải pháp công nghệ, cơ chế chính sách, phương án thu phí...

Sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp từ các đơn vị, sở sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án, cũng như tham mưu về chính sách cho TP để các dự án sớm triển khai, đảm bảo tính lâu dài và sự quyết tâm cho nhà đầu tư.

Đối với giải phóng mặt bằng, cả 5 dự án BOT cửa ngõ đều được tách ra thành dự án riêng. Sau khi tách dự án, TP sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Cũng theo ông Lâm, TP muốn trở thành TP toàn cầu, hạ tầng phải đi trước. Cho đến nay, các dự án cao tốc và đường vành đai sắp tới đây sẽ hoàn thiện.

Vì vậy, các tuyến cửa ngõ cũng phải được mở rộng tương xứng để kết nối, hoàn thiện hệ thống giao thông của TP.

Trong tháng 11-2024, sở sẽ đăng ký với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP xin báo cáo để nghe ý kiến phản biện.

Nếu xong chủ trương trong tháng 12, quý 1-2025 sẽ hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả thi để sớm khởi công dự án nào sẵn sàng ngay vào cuối năm sau.

Giải bài toán vốn, mặt bằng... ra sao? - Ảnh 2.5 dự án BOT mở rộng cửa ngõ TP.HCM: 60.000 tỉ đồng, chuyên gia, nhà đầu tư muốn làm nhanh

Trong 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM theo nghị quyết 98, các đơn vị tư vấn đề xuất 3 dự án đi trên cao, 2 dự án còn lại đi thấp.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp