24/01/2024 20:41 GMT+7

Dự án 10.000 tỉ quản lý rủi ro lũ lụt cho TP Thủ Đức có gì?

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị Ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng đô thị thúc đẩy thủ tục triển khai dự án quản lý rủi ro lũ lụt cho TP Thủ Đức trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị - Ảnh: T.T.D.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại hội nghị - Ảnh: T.T.D.

Ngày 24-1, tại hội nghị xúc tiến đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh do UBND TP kết hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, TP đã kêu gọi đầu tư cho 26 dự án phát triển tăng trưởng xanh.

Bên cạnh đó, TP.HCM giới thiệu hai dự án tiêu biểu là dự án đầu tư quản lý rủi ro lũ lụt tổng hợp TP Thủ Đức - giai đoạn 1 (khu vực đông bắc) và dự án đô thị carbon thấp tại TP.HCM.

Dự án đầu tư quản lý rủi ro lũ lụt tổng hợp TP Thủ Đức - giai đoạn 1 (khu vực đông bắc), mục tiêu của dự án là cải thiện khả năng chống chịu lũ lụt của khu vực lõi đô thị ngoại ô Gò Dừa, TP Thủ Đức.

Cụ thể, TP sẽ xây dựng công trình thoát nước, thủy lợi và phòng chống thiên tai cho các phường Bình Chiểu, Tam Bình, Tam Phú, Linh Đông, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình Chánh.

Xây dựng hồ chứa nước và nạo vét khu vực Gò Dừa cho Tam Bình, Tam Phú và Linh Đông. Xây dựng hệ thống thoát nước, thu gom nước thải cho các phường Bình Chiểu, Tam Bình, Tam Phú, Linh Đông, Hiệp Bình Phước và Hiệp Bình Chánh.

Bên cạnh đó là xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 với công suất 130.000m3/ngày đêm và hệ thống cống bao kết nối với hệ thống thu gom để gom toàn bộ nước thải của khu vực về xử lý. Đồng thời thu gom và xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh ở khu vực kênh Ba Bò.

Ông Nguyễn Huy Dũng (chuyên gia cao cấp về quản lý rủi ro ngập lụt, Ngân hàng Thế giới) trình bày về dự án quản lý rủi ro ngập lụt đô thị ở TP Thủ Đức - Ảnh: T.T.D.

Ông Nguyễn Huy Dũng (chuyên gia cao cấp về quản lý rủi ro ngập lụt, Ngân hàng Thế giới) trình bày về dự án quản lý rủi ro ngập lụt đô thị ở TP Thủ Đức - Ảnh: T.T.D.

Dự án chia thành ba hợp phần với tổng mức đầu tư dự kiến 430 triệu USD. Dự án là nỗ lực hợp tác của TP.HCM, Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, Cơ quan Doanh nghiệp Hà Lan đã cung cấp hỗ trợ theo hình thức viện trợ không hoàn lại thông qua chương trình đối tác về nước.

Sẽ có khoảng 360.000 người dân tại khu vực lõi đô thị và 1,5 triệu người dân khác của TP Thủ Đức hưởng thụ kết quả từ dự án. Dự án dự kiến sẽ triển khai từ năm 2026 đến 2030.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng việc chọn giải quyết vấn đề cho TP Thủ Đức cũng là tạo kinh nghiệm trong cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các địa phương còn lại của TP.HCM và các tỉnh thành khác.

Chủ tịch UBND TP đề nghị Ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng đô thị tiếp thu ý kiến tại hội nghị, thúc đẩy thủ tục cho các dự án để triển khai trong thời gian tới.

Nói thêm về kết quả hội nghị, ông Mãi cho rằng việc TP tổ chức hội nghị thể hiện hành động của TP.HCM trong vai trò đầu tàu kinh tế, sẽ chuyển đổi mạnh mẽ phát triển kinh tế xanh, hướng đến phát triển bền vững.

Sau hội nghị, UBND TP.HCM sẽ cập nhật ngay vào quy hoạch, hoàn thiện các khung chiến lược, khung chính sách cho tăng trưởng xanh của TP đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Trong đó, TP.HCM xác định muốn phát triển, không chỉ cần nguồn lực nhà nước mà phải có nguồn lực ngoài nhà nước, sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân trong và ngoài nước. TP.HCM sẽ tiếp tục vận dụng các cơ chế chính sách đặc thù của nghị quyết 98 để huy động mọi nguồn lực phát triển TP.

6 tháng thực hiện nghị quyết 98 đạt kết quả hơn 5 năm thực hiện nghị quyết 54

Nói thêm, chủ tịch UBND TP.HCM cho biết có ý kiến tại hội nghị cho rằng nghị quyết 98 dù đã triển khai được một thời gian nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả rõ ràng. Ông cho rằng không phải như thế.

Theo ông Mãi, 6 tháng TP.HCM thực hiện nghị quyết 98 đã mang lại kết quả cao gấp nhiều lần so với 5 năm thực hiện nghị quyết 54. Tuy nhiên, việc áp dụng các cơ chế chính sách mới cần có thời gian, không thể vội vã. TP luôn tập trung và khẩn trương nhất.

Samsung muốn hợp tác với TP.HCM phát triển điện mặt trời áp máiSamsung muốn hợp tác với TP.HCM phát triển điện mặt trời áp mái

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vì phát triển tăng trưởng xanh TP.HCM chiều 24-1, đại diện Công ty Samsung muốn hợp tác với TP phát triển điện mặt trời áp mái. Doanh nghiệp này đề nghị TP.HCM kiến nghị Chính phủ sớm tháo gỡ các chính sách liên quan.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp