12/06/2023 15:48 GMT+7

Đốt rác phát điện chậm, Sở Tài nguyên và Môi trường xin gia hạn 2 năm

Đặt mục tiêu 80% rác thải được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện và tái chế vào cuối năm 2025 nhưng đến nay các nhà máy vẫn còn nằm trên giấy và dự kiến thủ tục còn kéo dài. Sở Tài nguyên và Môi trường xin gia hạn 2 năm.

Đốt rác phát điện chậm, Sở Tài nguyên và Môi trường xin gia hạn 2 năm - Ảnh 1.

Nhà máy xử lý rác của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa là một trong hai đơn vị được TP.HCM duyệt chủ trương chuyển đổi theo công nghệ đốt rác phát điện - Ảnh: LÊ PHAN

Theo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia mà Thủ tướng phê duyệt, yêu cầu tỉ lệ chôn lấp rác ở đô thị giảm còn 30% năm 2025 và 10% năm 2030. Tại TP.HCM, tỉ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại (đốt rác phát điện) và tái chế định hướng đạt ít nhất 80% năm 2025, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

Để hoàn thành mục tiêu này, vào cuối năm 2019, lần lượt hai nhà máy tích hợp xử lý chất thải rắn Vietstar và nhà máy xử lý, đốt rác của Công ty cổ phần đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa (nằm trong Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi) được khởi công.

Dự tính hai nhà máy đưa vào hoạt động vào cuối năm 2020, nhưng đến nay vẫn còn chưa hoàn thành.

Cùng với đó, ba dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác khác của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam, Công ty cổ phần Tasco và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục pháp lý về đầu tư.

Theo tính toán, hai nhà máy của Công ty cổ phần Vietstar và Công ty cổ phần đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa đến năm 2025 mới hoàn thiện, nếu các thủ tục trôi chảy. Còn các dự án khác khó có thể hoàn thiện vào thời gian trên.

Với công suất xử lý tối đa của Công ty cổ phần Vietstar và Công ty cổ phần đầu tư - phát triển Tâm Sinh Nghĩa là 4.000 tấn/ngày dù có hoàn thiện cũng không đạt được chỉ tiêu đặt ra. 

Chưa kể hiện tại hợp đồng giao rác của TP cho hai đơn vị này chỉ có 2.200 tấn một ngày và đang xin thêm cơ chế đặt hàng thông qua nghị quyết đặc thù.

Theo Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, dự báo đến năm 2025 lượng rác sinh hoạt sẽ tăng đến 13.000 tấn/ngày. Và khối lượng này có thể lên đến 16.600 tấn/ngày vào năm 2030.

Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND TP.HCM xem xét, trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM gia hạn thêm 2 năm để có thêm thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Vướng luật, nhà máy đốt rác phát điện khởi công rồi nằm đó

Các nhà máy đốt rác phát điện tại TP.HCM khởi công năm 2019, dự kiến đến năm 2020 sẽ xử lý hàng ngàn tấn rác mỗi ngày. Thế nhưng quá hạn hơn 3 năm, các nhà máy này vẫn "nằm trên giấy".

Nguyên do sự chậm trễ này vì vướng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 và Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Ngày 15-5, Chính phủ đã ký ban hành Quy hoạch điện VIII. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các đơn vị đủ điều kiện nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác sang đốt phát điện.

Còn đối với Luật Bảo vệ môi trường 2020, TP đang trình dự thảo nghị quyết thay thế nghị quyết số 54 và đợi Quốc hội phê duyệt.

Vướng luật, đốt rác phát điện TP.HCM 3 năm vẫn Vướng luật, đốt rác phát điện TP.HCM 3 năm vẫn 'nằm trên giấy'

Các nhà máy đốt rác phát điện tại TP.HCM khởi công năm 2019, dự kiến đến 2020 sẽ xử lý hàng ngàn tấn rác mỗi ngày. Thế nhưng quá hạn hơn 3 năm, các nhà máy này vẫn "nằm trên giấy".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp