02/06/2018 07:35 GMT+7

'Đột nhập' vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Vừa có sông suối vừa có băng vĩnh cửu cùng hàng ngàn loài động thực vật - nhiều trong số đó là độc nhất vô nhị, Madidi được mệnh danh là nơi đa dạng sinh học nhất Trái đất.

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 1.

Madidi với đủ loại địa hình. Trong ảnh là thung lũng Keara - Ảnh: Omar Torrico

Được thành lập vào năm 1995, Vườn quốc gia Madidi, Bolivia trải dài trên độ cao từ 182m đến 6.000m so với mực nước biển và rộng khoảng 18.130km2. Đây là vùng tiếp giáp giữa đồng bằng Amazon và dải Andes - 2 địa danh nổi nhất tiếng Nam Mỹ.

Theo The New York Times, vị trí địa lý đặc biệt cùng cao độ thay đổi rõ rệt làm cho hệ sinh thái ở Madidi đa dạng với đủ loại từ rừng sương mù, rừng thấp đến sông, suối, đầm lầy, và thậm chí cả những lớp băng vĩnh cửu.

TS Rob Wallave - một nhà sinh thái học thuộc Hội bảo vệ môi trường hoang dã Bolivia, cho biết nơi đây có số lượng các loài thú, chim, cây cỏ và côn trùng rất lớn, phong phú, và chứa đựng gần như tất cả đại diện những hệ sinh thái khác nhau.

Vào tháng 6-2015, một nhóm nghiên cứu gồm Hiệp hội bảo vệ môi trường hoang dã Bolivia kết hợp với các nhóm thám hiểm lớn nhỏ đã thực hiện một cuộc khảo sát các cá thể sống trong vườn quốc gia, tập trung vào 15 tiểu khu vực chủ yếu.

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 2.

Lớp băng vĩnh cửu cũng tồn tại ở vườn quốc gia Madidi - Ảnh: Rob Wallace

Sau 3 năm, nhóm nghiên cứu tìm thấy và ghi chép lại được khoảng 4.000 loài, trong đó có đến 1.382 loài chưa được được ghi nhận ở Madidi trước đây, bao gồm 100 loài thú, 41 loài chim, 27 loài bò sát, 25 loài lưỡng cư, 138 loài cá, 611 loài bướm và 440 loài thực vật.

Tổng số lượng các loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá, bướm và thực vật trong các tài liệu về Madidi hiện nay là khoảng 8.524 loài.

Tính ra, số lượng các loài trên hiện nay là khoảng 11.395 loài, sau khi tính toán trên lý thuyết và thực tế. Con số này chưa bao gồm các động vật khác thuộc ngành thân mềm, lớp giáp xác hay khoảng 120.000 loài côn trùng ở Madidi.

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 3.

Chim đớp ruồi hoàng gia - Ảnh: Rob Wallace

Trog cuộc thám hiểm, các nhà khoa học phát hiện 124 loài và 8 phân loài hoàn toàn mới như loài chuột gai Madidi, thằn lằn đuôi roi Madidi, phong lan Madidi và 13 loài bướm hoàn toàn mới. Ngay cả những loài cá hiếm gặp vẫn có thể tìm thấy ở đây.

Dù nhưng nơi đây tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Các nhà sinh vật học khuyên không nên chạm vào bất kỳ loài thực vật nào tại vườn quốc gia Madidi vì có thể gây ngứa, rát da, thậm chí chóng mặt.

Nếu không may bị một vết xước trên da, bạn có thể bị đe dọa tính mạng vì có thể bị nhiễm ký sinh trùng nhiệt đới.

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 4.

Phong lan Madidi - Ảnh: Mileniusz Spanowicz

Thật ra Madidi có phải là vườn quốc gia đa dạng nhất thế giới hay không vẫn còn phải tranh cãi. Nhiều nhà sinh vật học cho rằng Vườn quốc gia Manu ở Peru mới giữ vị trí quán quân.

Một số nhóm nghiên cứu khác thì chỉ ra số lượng lưỡng cư, bò sát ở Vườn quốc gia Yasuni, Ecuador "ăn đứt" Madidi.

Trong cuộc khảo sát số lượng loài, nghiên cứu tài liệu là khẩu cực kì quan trọng vì nếu không, bạn có thể lầm tưởng một số loài đã biết là loài mới.

Như trường hợp của khỉ tidi Madidi, được tìm thấy TS Wallace và Humberto Gomez tìm thấy năm 2000 nhưng sau đó năm 2004 lại được ghi nhận lại một lần nữa. Do đó cần nghiên cứu nhiều hơn nữa mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 5.

Thằn lằn đuôi roi Madidi - Ảnh: Mileniusz Spanowicz

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 6.

Chuột gai Madidi - Ảnh: Mileniusz Spanowicz

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 7.

Bướm Corinna Daggerwing - Ảnh: Mileniusz Spanowicz

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 8.

Cá chép răng Nam Mỹ - Ảnh: Mileniusz Spanowicz

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 9.

Cóc xám Nam Mỹ - Ảnh: Rob Wallace

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 10.

Rẳn hổ mang Bolivia - Ảnh: Mileniusz Spanowicz

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 11.

Rái cá sông Nam Mỹ - Ảnh: Rob Wallace

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 12.

Khỉ titi Madidi - Ảnh: Rob Wallace

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 13.

Báo đốm Mỹ - Ảnh: Mileniusz Spanowicz

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 14.

Thần ưng Andes - Ảnh: Rob Wallace

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 15.

Ếch khỉ chân hổ - Ảnh: Mileniusz Spanowicz

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 16.

Chuột Viscacha miền bắc - Ảnh: Rob Wallace

Đột nhập vườn quốc gia đa dạng sinh học nhất Trái đất - Ảnh 17.

Bói cá Amazon - Ảnh: Rob Wallace

Phát hiện các sinh vật ‘ngoài hành tinh’ dưới đáy biển Indonesia

TTO - Cuộc thám hiểm ở độ sâu 2.000m ở khu vực biển nam Tây Java (Indonesia) đã cho thấy còn nhiều sinh vật lạ kỳ trên thế giới mà con người vẫn chưa khám phá hết và đại dương là nơi luôn chứa đầy những bí ẩn.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp