12/04/2023 20:58 GMT+7

Đóng thừa tiền bảo hiểm xã hội, được yêu cầu từ TP.HCM ra Hà Nội nhận lại

NAM TRẦN
và 1 tác giả khác

Để nhận lại tiền thừa khi chuyển tiền bảo hiểm y tế hộ gia đình, người dân ở TP.HCM được yêu cầu đến cơ quan bảo hiểm xã hội tại Hà Nội để trình diện, giải thích.

Đóng thừa tiền bảo hiểm xã hội, được yêu cầu từ TP.HCM ra Hà Nội nhận lại - Ảnh 1.

Nhân viên bảo hiểm xã hội xử lý hồ sơ xoay quanh chính sách bảo hiểm xã hội - Ảnh: NAM TRẦN

Phản ánh tới Tuổi Trẻ Online, chị L.T.T.H., trú tại TP.HCM, cho hay chị đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình giúp người em đang sinh sống tại Hà Nội. 

Khi gia hạn thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình tại ứng dụng của một ngân hàng, tài khoản của chị bị trừ tiền nhiều lần, mỗi lần 800.000 đồng.

Để giải quyết, chị L.T.T.H. được yêu cầu trình diện, giải trình lý do chuyển tiền gia hạn bảo hiểm y tế nhiều lần tại Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai (Hà Nội). 

Tuy nhiên, chị H. thắc mắc ứng dụng ngân hàng bị lỗi, trừ tiền nhiều lần mà người dân phải đi từ TP.HCM ra Hà Nội để lấy lại tiền là vô lý. 

Tại sao bảo hiểm xã hội không hoàn trả trực tiếp tiền thừa lại tài khoản ngân hàng của người chuyển?

Nếu bị trừ tiền bảo hiểm nhiều lần, phải làm sao?

Về phản ánh trên, bà Phương Thị Ninh - giám đốc Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai (Hà Nội) - cho biết qua xác minh có trường hợp chuyển tiền ba lần. Tuy nhiên, bất cập hiện nay là chưa có quy định cụ thể việc hoàn tiền qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc nộp tiền điện tử.

Do đó, tạm thời, bà khuyến nghị người lao động không trình diện trực tiếp thì có thể kê khai thông tin theo mẫu TK1-TS và chuyển gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang tham gia theo đường bưu điện.

Việc này giúp người lao động ở TP.HCM không phải ra Hà Nội để giải trình do chuyển tiền nhiều lần. Tiền thừa sau đó sẽ chuyển lại thẳng tài khoản ngân hàng của khách như trường hợp của chị L.T.T.H..

Nếu vẫn chưa giải quyết được, người dân có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để được kiểm tra thông tin và sẽ được cán bộ hướng dẫn giải quyết. 

"Tuy nhiên, người lao động phải cung cấp đúng mã số bảo hiểm xã hội để cơ quan bảo hiểm xã hội kiểm tra", bà Phương Thị Ninh cho hay.

Bà Ninh nói thêm thông tin gia hạn bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình ghi nhận từ ngày nộp tiền chứ không phải ngày tiền về tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội nên người dân được bảo đảm đầy đủ quyền lợi.

Từ phản ánh của Tuổi Trẻ Online, Trung tâm công nghệ thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết việc hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế có thể phát sinh lỗi từ ứng dụng của ngân hàng. 

Do đó, ngân hàng nơi người dân thực hiện giao dịch nộp tiền sẽ gửi văn bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội để làm căn cứ hoàn trả tiền thừa.

"Như vậy, người dân không phải đến cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục nhận lại số tiền chuyển thừa này", văn bản trả lời của đơn vị này nêu rõ.

Thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy trình để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Đóng thừa tiền bảo hiểm xã hội, được yêu cầu từ TP.HCM ra Hà Nội nhận lại - Ảnh 2.

Bà Phương Thị Ninh - giám đốc Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN

Mất mật khẩu VssID, làm sao để lấy lại?

Theo bà Phương Thị Ninh, đơn vị cũng tiếp nhận phản ánh khó tìm lại mật khẩu cũ của VssID qua email cá nhân. 

Chẳng hạn, người dân nhập email không chính xác, mất mật khẩu email chính chủ... Do đó, người dân kiến nghị có thể đặt lại mật khẩu ngay trên VssID.

Về việc này, Trung tâm công nghệ thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay người dân có thể liên hệ tổng đài 1900.9068 hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất để được hướng dẫn, hỗ trợ nếu mất email hoặc không nhớ địa chỉ email.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đã ký thỏa thuận thanh toán điện tử song phương với 5 ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank, MB và Agribank.

Bên cạnh các ngân hàng trên, người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có thể đóng trực tiếp qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Nếu không cho rút bảo hiểm xã hội một lần quá 50%, thì bao giờ trả nốt 50% còn lại?Nếu không cho rút bảo hiểm xã hội một lần quá 50%, thì bao giờ trả nốt 50% còn lại?

Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất không cho rút bảo hiểm xã hội một lần quá 50%. Tuy nhiên, nếu người lao động không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì khi nào được rút phần còn lại?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp