15/09/2023 15:03 GMT+7

Đồng Tháp lấy ý kiến phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim

Ngày 15-9, Đồng Tháp tổ chức lấy ý kiến chuyên gia cho kế hoạch phục hồi hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc đề án bảo tồn sếu đầu đỏ.

Từ phải qua: PGS.TS Lê Quang Minh, TS Dương Văn Ni và TS Lê Phát Quới tại hội nghị lấy ý kiến chuyên gia xây dựng kế hoạch bảo tồn hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Từ phải qua: PGS.TS Lê Quang Minh, TS Dương Văn Ni và TS Lê Phát Quới tại hội nghị lấy ý kiến chuyên gia xây dựng kế hoạch bảo tồn hệ sinh thái Vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Theo dự thảo kế hoạch của Vườn quốc gia Tràm Chim, mục tiêu giai đoạn 1 (2024-2025) phục hồi ít nhất 50ha sinh cảnh cỏ năng kim tạo nguồn thức ăn cho sếu đầu đỏ; 30ha lúa ma thuần loài khoảng 70% từ nguồn gene còn lại; 20ha hoa hoàng đầu ấn và tác động ít nhất 430ha tại các phân khu A1, A4, A5 để cải tạo đất.

Giai đoạn 2 (2026-2032) sẽ nâng diện tích các khu sinh cảnh cần phục hồi lên gấp nhiều lần giai đoạn 1, mục tiêu đến năm 2032 có ít nhất 1.500ha sinh cảnh được tác động nhằm cải tạo và phục hồi sinh thái, tạo nguồn thức ăn cho sếu.

Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia sao cho đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phòng cháy chữa cháy trong giai đoạn mùa khô tại vườn. Mực nước thí điểm giai đoạn 1 tại các khu A2 155cm, khu A3 130cm, khu A4 125cm và khu A5 125cm (căn cứ mực thước tại các cống).

Tiến sĩ Trần Triết - thành viên Hội Sếu quốc tế - cho biết kết quả phân tích chất lượng môi trường nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2010-2022, việc giữ mực nước cao quanh năm từ cuối năm 2016 đến nay đã làm biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu.

"Vì vậy mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái sẽ không đạt được tại vườn khi còn giữ mực nước như 7 năm qua", ông Triết nói.

Ngoài sếu đầu đỏ, Vườn quốc gia Tràm Chim còn 32 loài có giá trị bảo tồn trong tổng số hơn 320 loài chim từng trú ngụ nơi đây - Ảnh: NGUYỄN VĂN HÙNG

Ngoài sếu đầu đỏ, Vườn quốc gia Tràm Chim còn 32 loài có giá trị bảo tồn trong tổng số hơn 320 loài chim từng trú ngụ nơi đây - Ảnh: NGUYỄN VĂN HÙNG

PGS.TS Lê Quang Minh - chuyên gia khoa học nông nghiệp và môi trường - cho rằng bên cạnh vấn đề pháp lý, mấu chốt của đề án cần sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí, thông tin rộng rãi đến dư luận hiểu một cách toàn diện, mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái.

"Ngoài chế độ điều tiết mực nước còn vấn đề chất lượng đất, tôi đề nghị khảo sát kỹ. Kế hoạch sắp tới sẽ tác động khá nhiều, việc quản lý đất có nên cày xới nhiều hay không, theo tôi càng ít can thiệp vào tự nhiên sẽ càng tốt", ông Minh nói.

Cùng quan điểm với các chuyên gia, tiến sĩ Dương Văn Ni - giám đốc Mạng lưới các trường đại học đất ngập nước - khẳng định các biện pháp phục hồi hệ sinh thái mang ý nghĩa bảo tồn, ngoài sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền tỉnh Đồng Tháp còn cần sự nhất quán về thông tin, đầy đủ, khách quan.

Theo tiến sĩ Ni, kế hoạch điều tiết mực nước tại Vườn quốc gia Tràm Chim đã được hơn 100 chuyên gia trong nước và hàng chục chuyên gia quốc tế, sinh viên thực hiện, nghiên cứu các năm 2008, 2016, 2022 mỗi giai đoạn 18 tháng, đây là cơ sở rất chắc chắn. Do việc giữ mực nước cao nhiều năm, hệ sinh thái "chết ngộp".

"Chúng ta đang ở bản lề cuối cùng để khảo sát trong 2-3 năm tới sếu có quay về Tràm Chim hay không, tôi lo ngại vài năm sau nữa sếu không còn nhớ bản đồ để quay về", ông Ni nói.

Đồng Tháp xin nhận 2 con sếu đầu đỏ từ Lào về Vườn quốc gia Tràm ChimĐồng Tháp xin nhận 2 con sếu đầu đỏ từ Lào về Vườn quốc gia Tràm Chim

TTO - Ngày 14-9, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết UBND tỉnh này vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xin được tiếp nhận 2 con sếu đầu đỏ từ Lào về nhận nuôi tại Vườn quốc gia Tràm Chim .

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp