05/05/2024 10:17 GMT+7

Đông Nam Á trong cuộc đua trung tâm dữ liệu AI

Năm 2024 được dự đoán chứng kiến sự bùng nổ của các trung tâm dữ liệu (TTDL) để đáp ứng nhu cầu phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Sự dịch chuyển của những gã khổng lồ công nghệ tới châu Á, đặc biệt Đông Nam Á, bắt đầu thấy rõ.

Trung tâm dữ liệu mới khai trương của Viettel tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) - Ảnh: Viettel

Trung tâm dữ liệu mới khai trương của Viettel tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) - Ảnh: Viettel

Singapore đang đứng đầu khu vực về số lượng TTDL, nhưng hạn chế về diện tích, nguồn điện và nước là trở ngại lớn cho đảo quốc này. Malaysia, Indonesia, Thái Lan hay Philippines đang tăng tốc cho cuộc đua khiến "miếng bánh" tại Đông Nam Á ngày càng nhỏ lại.

Nhu cầu tăng vọt

Các TTDL là mấu chốt trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng AI, cung cấp sức mạnh xử lý khổng lồ và lưu trữ một lượng lớn dữ liệu quan trọng cho sự phát triển AI. Bị ràng buộc bởi những cam kết phát thải thấp và mục tiêu tối đa hóa chi phí, các ông lớn công nghệ đang dồn về châu Á - Thái Bình Dương.

Gần đây, Google đã tạo ra một công cụ để tìm kiếm điện sạch ở những nơi có tiềm năng dư thừa lớn điện gió và điện mặt trời, sau đó tăng cường hoạt động của TTDL ở đó.

Google tin rằng làm như vậy có thể cắt giảm lượng carbon lẫn chi phí và các công ty công nghệ khác cũng nghĩ vậy. Họ đặt cược về nhu cầu các TTDL trên khắp Đông Nam Á, khu vực đang chứng kiến xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ.

Gần đây, nhà sản xuất chip Nvidia của Mỹ công bố kế hoạch xây dựng một TTDL cho AI trị giá 200 triệu USD tại Indonesia. 

Gấp 10 con số đó, tại Malaysia, Microsoft thông báo đầu tư 2,2 tỉ USD vào cơ sở hạ tầng đám mây và AI. Tại Indonesia, Microsoft hé lộ kế hoạch đầu tư 1,7 tỉ USD, và tại Thái Lan, họ tuyên bố sẽ mở một TTDL.

Singapore, sau một thời gian áp dụng luật bất thành văn là không xây dựng các TTDL mới, cũng bắt đầu thay đổi.

Một số công ty vẫn đặt trụ sở khu vực hoặc toàn cầu tại Singapore nhưng đang mở rộng danh sách TTDL của họ sang các nước như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.

Thực tế khiến Singapore phải đánh giá lại và có một loạt động thái. Không còn chạy đua số lượng, Singapore hướng tới chất lượng của các TTDL qua việc tăng công suất, từ đó họ cũng phải tìm thêm nguồn cung năng lượng tái tạo từ các nước xung quanh.

Nguồn: Cloudscene, Nikkei Asia - Việt hóa: DUY LINH - Đồ họa: T.ĐẠT

Nguồn: Cloudscene, Nikkei Asia - Việt hóa: DUY LINH - Đồ họa: T.ĐẠT

Câu hỏi con người hay cơ sở hạ tầng có sẵn, cái nào quan trọng hơn và cần có trước giống như chuyện con gà và quả trứng. Nhưng nếu phải chọn thì tôi vẫn chọn yếu tố con người. Con người sẽ tạo ra công nghệ, nhưng công nghệ không phải lúc nào cũng nhất thiết dẫn đến việc con người được đào tạo.
TS David Hardoon

Việt Nam cần làm gì?

Tại hội nghị thường niên của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ở Tbilisi (Gruzia) trong hai ngày 2 và 3-5, AI và TTDL thu hút sự chú ý lớn.

"Việt Nam thường được xem là một lựa chọn tự nhiên để mở các TTDL vì tiềm năng điện tái tạo lớn" - ông Thomas Abell, giám đốc bộ phận công nghệ số của ADB, nhận xét với Tuổi Trẻ bên lề tọa đàm.

Đầu tháng này, Công ty Alibaba của Trung Quốc tiết lộ kế hoạch sẽ xây dựng một TTDL tại Việt Nam. Ở trong nước, Viettel vừa đưa vào hoạt động TTDL lớn nhất nước với công suất 30MW. Những TTDL như vậy có thể là lựa chọn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng như vậy vẫn là chưa đủ.

Khả năng cung cấp dịch vụ, sử dụng và di chuyển dữ liệu xuyên quốc gia ở các nước khác trong Đông Nam Á tốt hơn có thể là lý do khiến một số doanh nghiệp không chọn Việt Nam gần đây, theo ông Thomas Abell.

Mặc dù vậy, với quy mô thị trường bùng nổ nhanh chóng và khả năng hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ của Việt Nam, ông Thomas Abell tin rằng đến một lúc nào đó Nivida sẽ cần có một TTDL ở Việt Nam.

Đồng quan điểm trên còn có TS David Hardoon, CEO Aboitiz Data Innovation (Singapore), một người có hơn 20 năm kinh nghiệm về công nghệ và AI.

"Một trong những thách thức đặt ra với Việt Nam là quan điểm của nước này đối với điện toán đám mây và việc sử dụng các nhà cung cấp đám mây. Nó rất bản địa hóa. Nếu Việt Nam có một TTDL, nó chỉ phục vụ Việt Nam chứ không phải phục vụ khu vực", ông David Hardoon nhận định với Tuổi Trẻ.

Theo thời gian các công ty siêu quy mô lớn như Amazon, Google, Microsoft sẽ cần có TTDL ở mỗi quốc gia để phục vụ thị trường địa phương và đáp ứng các yêu cầu pháp lý.

Nhưng về dài hạn, quy định của các chính phủ cần nhìn nhận nhu cầu xuyên biên giới của các nhà đầu tư, đồng thời cần có quy định để đảm bảo an ninh dữ liệu mà không hạn chế quá mức.

Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng có chính sách riêng về dữ liệu. Trung Quốc tiên phong trong việc thắt chặt nhưng gần đây cũng đã đề xuất nới lỏng kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới.

Bất chấp sự phân mảnh về quy định tại châu Á, ông Mark Bennett, cố vấn công nghệ và bất động sản tại Công ty Hogan Lovells, tin rằng các nhà đầu tư TTDL sẽ chỉ được định hướng bởi một điều: lợi tức đầu tư.

Đua xây trung tâm dữ liệu ngàn tỉĐua xây trung tâm dữ liệu ngàn tỉ

Vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp trong nước đua đầu tư hàng ngàn tỉ, thậm chí chục ngàn tỉ đồng, để xây các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn quốc tế, tạo sự chủ động cho hạ tầng Internet trong nước cũng như sẵn sàng cạnh tranh quốc tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp