27/09/2024 13:41 GMT+7

Đồng Nai chú trọng cải thiện môi trường trong chăn nuôi

Là thủ phủ chăn nuôi, Đồng Nai phải đối mặt với bài toán ô nhiễm môi trường. Với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, năm 2023 UBND tỉnh quyết định di dời hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

Đồng Nai chú trọng cải thiện môi trường trong chăn nuôi - Ảnh 1.

Khu xử lý chất thải tại một trại chăn nuôi heo gia công trên địa bàn huyện Xuân Lộc - Ảnh: Th.Ng.

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung rà soát, kiểm tra, di dời các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch.

Tính đến cuối tháng 7-2024, toàn tỉnh có 1.549 cơ sở chăn nuôi đã di dời, đạt tỉ lệ hơn 51,5%. Trong đó, một số huyện có tổng đàn chăn nuôi lớn như Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc... đã thực hiện tốt việc di dời hoặc tăng cường xử lý vi phạm về môi trường trong chăn nuôi.

Cụ thể như huyện Thống Nhất, chỉ tính riêng năm 2023, huyện đã tổ chức kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính các vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chăn nuôi với 105 trường hợp.

Tổng số tiền phạt thu trên 2,1 tỉ đồng. Thời gian qua, huyện tích cực tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm nên vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Phó chủ tịch UBND huyện Thống Nhất Nguyễn Định Cương cho biết toàn huyện có 74 cơ sở chăn nuôi phải di dời.

Đến nay, huyện đã di dời được 46 cơ sở. Những cơ sở, trang trại còn lại chủ yếu là các hộ chăn nuôi theo quy mô nông hộ nhỏ lẻ. Dự kiến đến đầu năm 2025 sẽ di dời hết số cơ sở này theo đúng lộ trình của tỉnh.

Đồng Nai chú trọng cải thiện môi trường trong chăn nuôi - Ảnh 2.

Trang trại chăn nuôi tại xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất ngưng chăn nuôi - Ảnh: Thảo Nguyên

Việc này khiến tổng đàn chăn nuôi trên địa bàn huyện giảm mạnh. Trước đây, tổng đàn heo của huyện là 441.000 con, chăn nuôi theo quy mô trang trại hơn 3.500 cơ sở. Nhưng đến tháng 6-2024, toàn huyện chỉ còn 352 trang trại chăn nuôi có quy mô cấp huyện quản lý; 2 trang trại có quy mô cấp tỉnh quản lý.

Đây cũng là nguyên nhân khiến tổng đàn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giảm mạnh thời gian gần đây, nhất là với hai vật nuôi chủ lực là heo, gà.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tính đến cuối tháng 8, tổng đàn gia súc của tỉnh đạt khoảng 2,2 triệu con, giảm 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó, tổng đàn heo đạt trên 2 triệu con, giảm gần 11,4% so với cùng kỳ. Tổng đàn gà đạt trên 21,7 triệu con, giảm 1,8% so với cùng kỳ.

Không chỉ với vật nuôi chủ lực có tổng đàn lớn là heo, gà, nhiều hộ chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh như trâu, bò cũng ngưng chăn nuôi khi không còn phù hợp với quy hoạch của tỉnh.

Ngành chăn nuôi của Đồng Nai cũng nỗ lực chuyển đổi phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại, đảm bảo về môi trường. Các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ngày càng quan tâm nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hoặc đầu tư hệ thống xử lý chất thải.

Trong đó những trại chăn nuôi heo, gia cầm có quy mô lớn đều chú trọng ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi. Đặc biệt, các trang trại đầu tư bài bản hệ thống xử lý nước thải, ứng dụng đệm lót sinh học, nguồn phân trong chăn nuôi được xử lý thành phân chuồng sử dụng trong trồng trọt.

Đồng Nai chú trọng cải thiện môi trường trong chăn nuôi - Ảnh 3.Đồng Nai quy hoạch thêm 6 sân golf với hơn 800ha

Theo quy hoạch từ nay đến năm 2050, Đồng Nai dự kiến có thêm 6 sân golf mới với tổng diện tích hơn 880ha.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp