04/08/2021 17:59 GMT+7

Đồng Nai bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho công nhân

A LỘC
A LỘC

TTO - Hôm nay, tỉnh Đồng Nai lần đầu tổ chức tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho lực lượng công nhân lao động trên địa bàn. Trong 3 ngày, hơn 1.300 công nhân của 10 công ty sẽ được tiêm mũi vắc xin AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ.

Đồng Nai bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho công nhân - Ảnh 1.

Nhân viên CDC Đồng Nai tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho công nhân Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai - Ảnh: SAO MAI

Ngày 4-8, đội tiêm chủng lưu động thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai đã tiến hành tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 4 năm 2021 cho cán bộ, nhân viên đang công tác tại các đơn vị trên địa bàn.

Theo kế hoạch, từ ngày 4 đến 6-8, hơn 1.300 công nhân của 10 công ty và lực lượng phòng chống dịch tại 7 bệnh viện dã chiến tại Đồng Nai sẽ được tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ.

Trong ngày 4-8, đội tiêm chủng lưu động sẽ bắt đầu tiêm vắc xin cho 947 công nhân tại 3 doanh nghiệp trên địa bàn, gồm: Công ty cổ phần may Đồng Nai (700 liều), Công ty TNHH MTV Hương Vĩnh Cửu (200 liều) và Công ty TNHH sản xuất thương mại Hạnh Minh (47 liều).

Anh Lê Văn Đức - tài xế Công ty cổ phần may Đồng Nai - cho biết rất vui vì là một trong những công nhân đầu tiên được tiêm vắc xin phòng COVID-19. "Được tiêm ngừa thì cũng cảm thấy yên tâm hơn để làm việc, nhất là bớt lo ảnh hưởng tới gia đình và người thân" - anh Đức nói.

Theo đại diện Công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số ca nhiễm ngày càng tăng, nhất là số ca nhiễm là công nhân chiếm khá cao khiến người lao động không khỏi lo lắng.

Do đó, công nhân được tiêm chủng trong thời điểm này rất quan trọng và cần thiết. Qua đó, vừa giúp cho người lao động yên tâm làm việc, vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong công ty, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang - trưởng khoa phòng chống HIV/AIDS, CDC Đồng Nai - cho biết do số lượng công nhân tiêm vắc xin khá đông, để đảm bảo an toàn đơn vị đã huy động tất cả nhân viên tham gia công tác tiêm chủng.

Trong 3 đợt tiêm vắc xin phòng COVID-19 trước đó tại Đồng Nai, toàn tỉnh đã tiêm 77.332 liều (58.469 mũi 1 và 19.863 mũi 2). Từ ngày 29-7 bắt đầu triển khai tiêm đợt 4, đến nay đã tiêm được khoảng 2.000 liều.

Cùng ngày, ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết toàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 292 ca dương tính mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 từ đợt dịch thứ 4 đến nay lên 5.791 ca. Trong đó, hơn 550 bệnh nhân khỏi bệnh và 41 ca tử vong.

TP Biên Hòa là địa phương có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất với 2.734 ca, tiếp đến là huyện Nhơn Trạch 976, huyện Vĩnh Cửu 887, huyện Trảng Bom 324, huyện Thống Nhất 211.

235 giảng viên, sinh viên Nam Định ‘chi viện’ Đồng Nai chống dịch

Chiều tối 4-8, 235 giảng viên, sinh viên Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định đã đến Đồng Nai hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19.

Đây là đoàn công tác do Bộ Y tế điều động vào "chi viện" cho Đồng Nai trong bối cảnh lực lượng y bác sĩ tại địa phương đang thiếu hụt trầm trọng. Đồng thời cũng là đội ngũ y tế ngoại tỉnh đầu tiên đến Đồng Nai hỗ trợ phòng chống dịch.

Theo đó, đoàn công tác có 235 thành viên, bao gồm 10 giảng viên và 225 sinh viên điều dưỡng khóa 13 và 14, Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định. Trước khi lên đường hỗ trợ Đồng Nai, nhà trường đã tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các tình nguyện viên; tập huấn kỹ lưỡng về chuyên môn, kỹ năng phòng chống dịch, hỗ trợ người bệnh…

Theo kế hoạch phân bổ của Sở Y tế Đồng Nai, toàn bộ giảng viên và sinh viên được phân bổ về 4 trung tâm y tế trên địa bàn hỗ trợ truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng và các nhiệm vụ khác được phân công. Trong trường hợp cần thiết sẽ tham gia hỗ trợ, thực hiện nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến, khu cách ly…

Chiều cùng ngày, ngay khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), đại diện trung tâm y tế các huyện Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom và TP Biên Hòa đã có mặt tiếp đón, dẫn 4 đoàn (được phân ra trước đó) về đơn vị của mình.

Trước đó, do thiếu hụt nhân viên y tế trầm trọng, Sở Y tế Đồng Nai đề nghị mỗi bệnh viện tư nhân hỗ trợ từ 2-5 bác sĩ, 5-10 điều dưỡng, kĩ thuật viên; mỗi phòng khám đa khoa tư nhân hỗ trợ từ 1-2 bác sĩ, 2-4 điều dưỡng, kĩ thuật viên… tham gia phòng chống dịch.

Ngành y tế đã tham mưu thành lập 10 bệnh viện dã chiến để thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19; giao nhiệm vụ cho 5 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nhưng tất cả các bệnh viện đều đã quá tải.

Song song đó, Đồng Nai đang chuẩn bị, thành lập thêm các bệnh viện dã chiến với quy mô lên tới 10.000 giường để đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 trong thời gian tới. Mặt khác, ngành y tế còn phải huy động số lượng lớn nhân sự tham gia tiêm chủng vắc xin, truy vết, lấy mẫu… dẫn đến thiếu hụt nhân viên y tế trầm trọng.

Đồng Nai: Công nhân Đồng Nai: Công nhân '3 tại chỗ' trốn về, lo dịch ở khu trọ

TTO - Sở Y tế Đồng Nai nhận định một số doanh nghiệp từng hoạt động '3 tại chỗ' cho công nhân về hoặc công nhân trốn trở về khi chưa xét nghiệm gây nguy cơ lây lan, bùng phát ổ dịch mới trong các khu nhà trọ.

A LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp