Tàu vỏ thép đầu tiên của Vũng Tàu - Ảnh tư liệu |
Theo đề xuất của bộ này, trường hợp đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ và mua sắm các thiết bị bảo quản hải sản, bốc xếp hàng hóa thì chủ tàu sẽ được ngân sách hỗ trợ tối đa là 7,3 tỷ đồng/ tàu.
Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ, chủ tàu sẽ được hỗ trợ không quá là 1,4 tỷ đồng/ tàu.
Đối với tàu đóng mới vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy từ 400CV đến dưới 800CV, chủ tàu được hỗ trợ không quá 2,9 tỷ đồng.
Riêng nâng cấp tàu vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính dưới 400CV lên công suất lớn hơn 400CV, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho chủ tàu tối đa 400 triệu đồng/tàu...
Chủ tàu được hỗ trợ đóng mới tàu khi có đầy đủ các giấy tờ gồm giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhậ đảm bảo an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản.
Còn nâng cấp tàu thì chủ tàu phải có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật.
Mỗi tàu chỉ được nhận một lần hỗ trợ theo chính sách tín dụng đóng mới tàu, nâng cấp tàu cá theo quy định Nghị định 67 năm 2014.
Về nguồn tiền, ngân sách trung ương hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, hỗ trợ 50% nhu cầu kinh phí cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%.
Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự bảo đảm. Các địa phương sẽ thực hiện cấp tiền hỗ trợ cho chủ tàu thông qua Kho bạc Nhà nước trên cơ sở đầy đủ hồ sơ, thủ tục và xác nhận của các cơ quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận