21/11/2016 18:39 GMT+7

Đông lạnh thi thể chờ hồi sinh: vì đam mê sống hay vì sợ chết?

Đ.K.L.
Đ.K.L.

TTO - JS - cô bé 14 tuổi người Anh vừa giành được quyền đông lạnh cơ thể để chờ một ngày hồi sinh - là ca mới nhất của công nghệ đông lạnh người đã có từ thập niên 60 thế kỷ trước. Từ lâu, đã có nhiều người đông lạnh não, chờ một ngày gắn vào robot.

Các bình chứa những bộ phận hay toàn bộ cơ thể được đông lạnh tại Viện đông lạnh Michigan - Ảnh: AP
Các bình chứa những bộ phận hay toàn bộ cơ thể được đông lạnh tại Viện đông lạnh Michigan - Ảnh: AP

Thế giới chỉ có ba trung tâm Đông lạnh cơ thể

Hiện nay trên thế giới, chỉ có ba trung tâm thực hiện đông lạnh cơ thể người.

Thứ nhất là KrioRus tại một tu viện được xây ở thế kỷ 15 ở ngoại ô thủ đô Moscow, Nga - bắt đầu đông lạnh người từ năm 2005 và hiện có 45 khách hàng.

Thứ hai là Viện Đông lạnh cơ thể Michigan, Mỹ - đang đông lạnh 135 người cùng 100 vật nuôi.

Thứ ba và cũng là trung tâm lớn nhất, Quỹ kéo dài đời sống Alcor tại Scottsdale, Arizona - đang đông lạnh đầu hoặc cơ thể của 149 người và hơn 1.100 người đóng tiền thành viên để giữ chỗ.

Chi phí hiện nay cho đông lạnh có biên độ dao động dữ dội. Nếu như KrioRus tại Nga chỉ đề nghị mức giá 36.000 USD để đông lạnh toàn cơ thể thì Alcor tại Arizona lại đưa mức giá đến 270.000 USD.

Ý tưởng đầu tiên về đông lạnh cơ thể bắt đầu xuất hiện tại Mỹ từ thập niên 60 sau khi giáo sư Robert Ettinger tại Đại học Michigan công bố cuốn Toàn cảnh về bất tử trong đó bàn đến việc giúp một người sống lại nếu họ được đông lạnh ngay thời điểm chết.

Theo ghi nhận, người đầu tiên được đông lạnh là giáo sư tâm lý học tại Đại học California, vào năm 1967 tại Hội đông lạnh cơ thể California. Đến năm 1972, có hơn 6 người thực hiện công nghệ này. Tuy nhiên, Hội đông lạnh cơ thể California lại gặp rắc rối trong vận hành do thiếu kinh phí và làm hư hỏng 9 cơ thể. Năm 1981, họ bị kiện và phải trả cho gia đình các nạn nhân 800.000 USD.

Người sáng lập trung tâm Quỹ kéo dài đời sống Alcor tại Scottsdale, Arizona, Linda Chamberlain, năm nay 70 tuổi, nói: "Khi bắt đầu đông lạnh cơ thể người, chúng tôi bị coi như những kẻ mất trí nhưng giờ đây chúng ta đang đứng trước một bước nhảy vọt khoa học".

Hiện nay, quy trình thực hiện đông lạnh cơ thể được thực hiện ngay khi bác sĩ xác định bệnh nhân chết, các nhà khoa học lấy đá ướp cơ thể đồng thời dùng một máy làm cho máu vẫn tuần hoàn trong cơ thể. Tiếp theo, cơ thể được xử lý qua 16 quy trình khác nhau để làm cho các tế bào không bị kết tinh. Sau đó, toàn bộ dịch và máu được rút ra khỏi cơ thể và thay bằng chất chống đông. Cuối cùng, cơ thể được treo ngược trong một bồn chứa ni tơ lỏng.

Lý do phải treo ngược cơ thể là để phòng trường hợp có "sai sót" thì phần đầu là nơi cuối cùng bị tổn thương.

Đông lạnh vì đam mê sống chứ không vì sợ chết

Cơ thể người đông lạnh được treo ngược trong các bồn tại Quỹ kéo dài đời sống Alcor tại Arizona, Mỹ - Ảnh: Reuters
Cơ thể người đông lạnh được treo ngược trong các bồn tại Quỹ kéo dài đời sống Alcor tại Arizona, Mỹ - Ảnh: Reuters

Trong số những người được đông lạnh tại Quỹ kéo dài đời sống Alcor tại Scottsdale, Arizona đáng chú ý có huyền thoại bóng chày Ted Williams và người trẻ nhất thế giới được đông lạnh, bé gái 2 tuổi người Thái Lan Matheryn Naovaratpong. 

Những người đông lạnh vì nhiều lý do khác nhau, có cụ bà 92 tuổi muốn được tận hưởng thêm cuộc sống hoặc như cô bé JS 14 cũng và một số bệnh nhân ung thư trẻ tuổi khác muốn được "hồi sinh" khi y học phát triển chữa được ung thư.

Ngoài ra, một số người đã đăng ký sẽ đông lạnh cơ thể, trong số này, có tin đồn nhà sản xuất các chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng Simon Cowell có một suất.

Linda Chamberlain cũng khẳng định sẽ đông lạnh cơ thể khi qua đời. Bà nói thêm: "Theo cách nào đó, các bệnh nhân của tôi vẫn còn sống. Chúng tôi chỉ đơn giản chấm dứt quá trình chết và do đó một ngày nào đó có thể giúp họ sống lại".

Bản thân chồng bà Linda Chamberlain và cũng là người đồng sáng lập trung tâm, ông Fred Chamberlain quyết định chỉ đông lạnh phần đầu khi ông chết cách đây 4 năm ở tuổi 78.

Tương tự ông Fred, một số người khác cũng chỉ đông lạnh phần đầu với ý muốn khi "sống lại", đầu sẽ được gắn vào một cơ thể khác hoặc một robot.

Ông Mike Carter, một cụ ông 71 tuổi sống tại Sheffield, Anh cũng quyết định đông lạnh phần đầu. Ông Carter tâm sự rằng ngay từ nhỏ đã cảm thấy bực bội sự thật phải chết. Ông Carter nói rằng dù được giáo dục kiểu nào thì ông cũng thấy rằng không có thượng đế hay linh hồn bất tử và đi sau cái chết chỉ là sự lãng quên.

Người đứng đầu Quỹ kéo dài đời sống Alcor tại Scottsale, Arizona, khoa học gia người Anh Max More nói: "Công nghệ này không phản ánh sự sợ hãi cái chết mà là khao khát tận hưởng và kéo dài cuộc sống".

Hồi tháng 2-2016, một nhóm nhà khoa học Anh tuyên bố đã "rã đông" gần như hoàn hảo bộ não thỏ được đông lạnh. Công trình này đã giúp nhóm khoa học gia đạt Giải bảo quản não động vật nhỏ. Kenneth Hayworth, chủ tịch Quỹ bảo quản não và là nơi trao giải thưởng, nói: "Mọi dây và khớp thần kinh của toàn bộ não đều được bảo quản hoàn hảo".
Đ.K.L.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp